Từ Covid-19 cho thấy ngành du lịch cần đẩy mạnh chuyển đổi số

Chưa phân loại
Mất:9 phút, 10 giây để đọc

Một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid có lẽ chính là ngành Du lịch. Vốn là một ngành đầy tiềm năng và phát triển mạnh mẽ nhưng lại trở nên khó khăn trong mùa Covid-19. Vì vậy việc chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng như nhiều ngành khác được quan tâm hàng đầu. Chuyển đổi số hiện tại là xu thế tất yếu để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng thời cần chú trọng hơn vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác nói chung.

Bài toán chuyển đổi số cho ngành du lịch

Webthoisu đã cập nhật được rằng, hiện nay trên 40% doanh nghiệp du lịch đóng cửa. Hiện tai các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự. Việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành với số ít nhân lực còn lại. Đồng thời chi phí con người giảm xuống nhưng hiệu quả lại tăng lên… Các nhà quản lý các cấp các ngành phải đưa ra một hướng đi mới.

Du lịch là một ngành chịu nhiều tổn thương do COVID-19. Vì vậy nó đòi hỏi sự năng động và sự đổi mới trong kinh doanh ngay lúc này. Sự năng động với những hoạch định chiến lược từ kích cầu. Và chuyển đổi số để giảm nhân công và đưa tới tiện ích cho khác hàng. Doanh nghiệp có hệ thống thông tin về khách. bên cạnh đó thông tin về sản phẩm và dịch vụ, việc đề xuất các giải pháp, tính toán chi phí, điều hành. Điều này dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu một cách khoa học. Như vậy, triển khai chuyển đổi số chính là giải pháp sớm khắc phục những “tổn thương” nhanh nhất.

Chuyển đổi số cho ngành du lịch là bài toán đang được đặt ra

Bộ VHTT&DL đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch triển khai 5 nội dung chuyển đổi số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong marketing du lịch; Quản lý và phát triển điểm đến du lịch thông minh; Phát triển hệ thống thông tin số ngành Du lịch và các ứng dụng; Hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu

Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ số tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng. Cùng với cá nhân hóa các gói dịch vụ và ưu đãi dựa trên sở thích của khách hàng tốt hơn; đồng thời tiết giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận; giúp tương tác, chăm sóc khách hàng trực tiếp và từ xa; quy trình làm việc khoa học, nhanh gọn, hiệu suất cao…

Thông qua đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong nước. Đồng thời tạo ra những thay đổi tích cực hơn cho cả khách hàng và doanh nghiệp du lịch. Khách hàng, giờ đây, thay vì phải đến công ty du lịch, lựa chọn trong hàng trăm gói tour, dịch vụ du lịch, thì chỉ bằng chiếc điện thoại di động thông minh sử dụng các ứng dụng số, họ có thể thực hiện một loạt các hoạt động từ việc lên kế hoạch cho chuyến đi, lựa chọn phương tiện di chuyển, đơn vị lữ hành đến đặt phòng khách sạn và nhận ưu đãi sau chuyến đi…

Để thực hiện nội dung chuyển đổi số ngành du lịch, một phần của kinh tế số cần sự vào cuộc từ cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Ngành du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong marketing du lịch; tiếp đó là quản lý điểm đến thông minh, hướng dẫn cho du khách tham quan… Đây là bước nhằm giảm nhân công và đưa tới khách hàng một tiện ích thông minh nhất.

Thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chia sẻ thành công từ chuyển đổi số vào kinh doanh du lịch và kích cầu du lịch, ông Đặng Ngọc Tài, giám đốc ViVu Travel chia sẻ: chuyển đổi số và kích cầu du lịch là việc làm tiên quyết trong kinh doanh du lịch hiện nay. Các công ty vẫn thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi, nhằm thu hút khách hàng và đẩy mạnh doanh thu. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do COVID-19 gây ra, chúng ta càng cần đẩy mạnh các hoạt động kích cầu để đưa doanh nghiệp trở lại quỹ đạo.

Ông Tài cũng cho biết, chiến lược của công ty là tối ưu sản phẩm dịch vụ và quy trình làm việc. Trong đó chọn ra một vài sản phẩm mũi nhọn và đẩy mạnh kích cầu quảng bá và từng bước chuyển đổi số. ViVu Travel chú trọng hoạt động marketing, đặc biệt các kênh online: Facebook, Google, email… Năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cán đích với lượng khách và doanh thu vượt cùng kỳ năm ngoái. Nổi bật với các sản phẩm tour Quảng Bình đồng giá. Ngoài ra còn có tour ghép Quảng Bình giảm 30% thông qua kênh công nghệ. Vivu Travel cố gắng phát triển đều các phân khúc thị trường và chú trọng mảng công nghệ.

Đưa công nghệ vào ngành du lịch

Còn ông Từ Thanh Hải, Giám đốc Phong Nha Explorer cho biết: Trang web của công ty này cho phép du khách có thể đặt dịch vụ khách sạn, di chuyển, ăn uống nhờ các công cụ được tích hợp sẵn. Trong những năm qua, Phong Nha Explorer thấy được tầm quan trọng của công nghệ và chuyển đổi số. Nhờ chuyển đổi số, Phong Nha Explorer đã giảm bớt nhân công, bên cạnh đó khách trên mọi miền đất nước và thế giới đến với công ty thông qua trang web rất nhiều.

“Trang web của công ty được xây dựng thân thiện, giàu tính tương tác để thu hút khách, giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu về sản phẩm và đặt tour một cách đơn giản nhất. Vận hành trực tuyến giúp giảm chi phí về trụ sở, con người, công tác văn phòng và thủ tục hành chính, từ đó chi phí dịch vụ cũng được giảm và cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều được hưởng lợi”, ông Hải cho biết thêm. Công nghệ là không thể thiếu trong sự phát triển về mạng, thông tin như hiện nay.

“Do đó, việc kích cầu du lịch thời điểm này là một điểm nhấn cho sự quay trở lại cho ngành du lịch, cũng là giải quyết công việc cho bên ngành dịch vụ. Khách hàng đi thời điểm kích cầu này sẽ cảm thấy được chào đón nồng hậu hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, nên lượng khách của chúng tôi không chỉ trong tỉnh mà khắp các tỉnh thành trong toàn quốc”, bà Nguyễn Tâm cho hay.

Ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”

Mới đây, ngành du lịch Việt Nam đã ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” – ứng dụng du lịch trực tuyến kết hợp thanh toán điện tử và theo dõi sức khỏe y tế được tích hợp chỉ bằng một chiếc thẻ. Ứng dụng này nhắm vào đối tượng hơn 43 triệu người dùng điện thoại di động thông minh. Đây là công cụ hữu ích đối với du khách trong việc tìm các điểm đến an toàn và quảng bá điểm đến cho khách du lịch, đồng thời phục vụ hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa lần hai.

Phát triển ứng dụng "Du lịch Việt nam an toàn" hỗ trợ cho ngành du lịch

Ứng dụng cũng được coi là hoạt động chuyển đổi số thiết thực của cơ quan ngành du lịch. Với các giải pháp được triển khai như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho tiếp thị du lịch; quản lý điểm đến du lịch thông minh; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu lớn để đưa vào sử dụng chung; kêu gọi các doanh nghiệp cùng hưởng ứng sáng tạo; lan tỏa công nghệ số đến với mọi cấp, mọi ngành, để hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam…

Quy trình chuyển đổi số đòi hỏi sự quyết liệt của các cấp. Cùng với ý thức, trách nhiệm cũng như sự cố gắng, nỗ lực từ phía doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền các địa phương. Chuyển đổi số không chỉ về mặt công nghệ, mà còn là chuyển đổi cả cách quản lý. Chuyển đổi số mang tới phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá… Điều này đòi hỏi sự đổi mới trong cả tư duy lẫn hành động của toàn ngành du lịch. Nó ảnh hưởng từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp.

Cần sự chung sức của các bên

Không chỉ chủ động tiến hành chuyển đổi số để quản lý hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường marketing… Thời gian qua cũng chứng kiến sự ra đời của hàng loạt ứng dụng về du lịch trên nền tảng điện thoại do các doanh nghiệp trong nước xây dựng hoặc phối hợp cùng Tổng cục Du lịch như: Du lịch Việt Nam an toàn, Hướng dẫn viên du lịch, Hahalolo, Vibook, VietnamGuide… cho phép người dân, du khách, hướng dẫn viên, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển, các điểm đến, các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước có thể kết nối với nhau trên một nền tảng chung. Điều này mang lại sự thuận tiện trong việc cập nhật tin tức du lịch, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chuyển đổi số không hề dễ dàng bởi hạn chế về nguồn lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực. Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam Hoàng Nhân Chính chia sẻ quan điểm: “Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 80% tổng số doanh nghiệp của ngành Du lịch.

Cùng với đó, ngành Du lịch cần tiến hành khảo sát thực tế về nguồn nhân lực; cơ sở vật chất, nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan. Sau đó xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Đặc biệt là một nền tảng cơ sở dữ liệu (database) chung có khả năng liên thông để các doanh nghiệp, địa phương cùng khai thác dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được tham gia miễn phí”.

Nguồn: dangcongsan.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *