Triết lý đầu tư của triệu phú Phil Town

Chưa phân loại
Mất:6 phút, 41 giây để đọc

Phil Town là một nhà đầu tư rất nổi tiếng trên thị trường chứng khoán. Ông là tác giả của 2 cuốn sách cực kỳ nổi tiếng: Rule #1 và Payback Time. Nhưng ít ai biết rằng trước khi là một triệu phú, ông từng rất khó khăn. Ra trường với tấm bằng trung bình tại một trường đại học không mấy tên tuổi. Làm hướng dẫn viên du lịch trên sông với mức lương bèo bọt. Nhưng cuộc đời Phil đã thay đổi nhờ chứng khoán. Chính xác hơn là ông đã tuân thủ cực kì kỷ luật nguyên tắc đầu tư của mình để có được thành công. Bản thân Phil Town tự nhận mình đã học theo nhà đầu tư huyền thoại Warrent Buffett. Học theo phương pháp đầu tư cũng như nguyên tắc của tỷ phú này. Nhờ vậy ông mới có được như ngày hôm nay. Vậy những nguyên tắc và quan điểm trong đầu tư của Phil Town là gì để biến ông từ một hướng dẫn viên trở thành triệu phú dollar? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Rủi ro lớn không có nghĩa là thảm họa lớn

Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Dưới góc nhìn của Phil Town và tỉ phú Elon Musk, rủi ro lớn chẳng qua chỉ là những thách thức lớn. Chỉ khi kẻ chinh phục có quá ít kinh nghiệm và năng lực; thì rủi ro mới biến thành thảm họa.

Theo Phil Town, việc tìm kiếm sự tự do về mặt tài chính của mỗi chúng ta cũng giống như một cuộc đua. Vấn đề đi nhanh sở dĩ bị gọi là rủi ro vì hầu hết những “tay bình luận” không biết cách điều khiển tốc độ của chiếc xe. Khi vận tốc xe là 200km/h, nếu tài xế là một tay đua từng vô địch Grands Prix thì đó chỉ là một thử thách. Nhưng nếu tài xế chỉ vừa có bằng lái thì nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao.

Theo Phil Town, rủi ro lớn chưa chắc trở thành thảm hoạ

“Quy tắc số 1: không bao giờ để mất tiền”. Cũng tương tự như chiếc nón bảo hiểm, nó nhắc nhở chúng ta rằng “bạn đang làm gì, hãy làm cho cẩn thận”. Khi một cổ phiếu tụt xuống mức giá thấp, việc bạn mua, bán ra hay nắm giữ không quan trọng. Quan trọng là bạn có hiểu mình đang làm gì hay không. Bởi khi cổ phiếu đang lao dốc, vẫn có những nhà đầu tư dự đoán được biên độ giá và có cách “bắt đáy” cổ phiếu này; giúp họ có được lợi nhuận từ việc mua vào rồi sau đó bán ra. Trong khi phần lớn mọi người chỉ lo việc bán ra hoặc nắm giữ. Mà thực tế bọn họ chẳng dựa trên một cơ sở nào hợp lý.

Chúng ta có sẵn sàng nắm giữ doanh nghiệp như là chủ nhân của nó hay không?

Ông khuyên các NĐT cá nhân nên đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bản thân có thể hiểu hoặc học hỏi được. Như vậy mục tiêu trước mắt có thể ưu tiên về những công ty thuộc mảng mà mình đang làm việc trong mảng đó. Kiến thức chuyên môn về một ngành nghề chúng ta đang làm là một nhân tố quan trọng. Nó giúp bạn thành công khi đánh giá một doanh nghiệp của lĩnh vực đó. NĐT cũng có thể chọn những công ty mà sản phẩm của doanh nghiệp đó được mình sử dụng thường xuyên. Hoặc chọn mảng mà NĐT tràn đầy hứng thú tìm hiểu thực sự.Nắm giữ cổ phiếu cũng như sở hữu doanh nghiệp vậy
Khi NĐT càng mua được giá thấp hơn so với giá trị thực thì biên an toàn càng lớn. Nói cách khác là NĐT sẽ có khả năng mua cổ phiếu đó với giá đủ rẻ. Trong khi không chịu một khoản lỗ nào, ngay cả sai khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu này. Chiến lược của Phil Town là chờ đợi đến khi giá cả của doanh nghiệp tuyệt vời đó thấp. Thường là thấp hơn từ 25%-50% so với giá trị thực, ông sẽ bắt đầu mua tích trữ một cách tự tin. 

Ngoài hiểu biết toàn diện về đánh giá doanh nghiệp; Phil Town chia sẻ nhà đầu tư cần có bản lĩnh vững vàng. Điều này để giữ tâm trí mình độc lập trước hành động của đám đông. Đồng thời cũng cần tỉnh táo khi xem xét diễn biến của thị trường. Để vừa nắm bắt được tâm lý đại đa số đám đông; vừa kiểm soát được lý trí và kỉ luật của bản thân.

Đừng quá tin vào các quỹ đầu tư

“Không giống như những chuyên gia ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như nha sĩ, sẽ đem lại lợi ích rõ ràng cho khách hàng khi tới phòng khám, bạn sẽ không thu được gì khi trao tiền của mình vào tay những chuyên gia quản lý tiền tệ”. Warren Buffett nhận xét về các quỹ đầu tư và những chuyên gia tài chính.
Quan điểm của Phil Town là đừng quá tin vào những chuyên gia tài chính. Bởi họ chỉ cố làm mọi việc trở nên rắc rối và phức tạp. Họ đang lý giải phép toán “1 + 1 = 2” trong khi Phil cần tìm cách áp dụng nó như thế nào cho hiệu quả.
Cẩn trọng khi bỏ tiền vào các quỹ đầu tư
Phil cũng chỉ trích những nhà đầu tư tài chính. Bọn họ thường thu về hàng triệu USD mỗi năm trên toàn thế giới, chỉ bởi vì những khoản phí dịch vụ, phí hoa hồng và niềm tin họ gieo rắc vào bạn, rằng bạn không thể đầu tư, rằng bạn không thể chiến thắng thị trường…Hãy nhớ lại “Quy tắc số 1: không bao giờ để mất tiền”. Hãy chỉ giao tiền vào tay người mà bạn tin tưởng nhất quản lý. Nếu đó là bạn, thì bạn nên tự đầu tư; còn nếu đó là những chuyên gia và những quỹ đầu tư, thì bạn nên giao cho họ.

Phủ nhận quan điểm “Bạn không thể thắng thị trường”

Quy tắc đầu tư này lần đầu tiên xuất hiện là do giáo sư Burton Malkiel đưa ra vào những năm 1970. Ông lập luận rằng, các thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, là thị trường hiệu quả. Tại thị trường hiệu quả, mọi thông tin về công ty đều được phản ánh ngay lập tức trên giá của nó. Hay giá cổ phiếu tại mọi thời điểm đều ngang bằng giá trị công ty.

Rõ ràng, lập luận này khá lý thuyết và không đúng hoàn toàn trong thực tế. Vậy mà cho tới nay, hàng trăm nhà đầu tư khắp thế giới vẫn tin theo. Thay vì kiểm chứng việc đúng hay sai của lý thuyết, lại chọn cách “tin” rồi sau đó tìm kiếm kênh đầu tư khác. Hoặc giao tiền của mình cho những quỹ đầu tư như Phil Town đã đề cập ở trên.
Bạn hoàn toàn có thể đánh bại thị trường
Quy tắc số 1 ở đây, “không bao giờ để mất tiền”. Nó nhắc bạn phải hiểu kỹ trước khi quyết định tin bất cứ một quy tắc nào có ảnh hưởng đến túi tiền của bạn. Warren Buffett từng châm biếm, ông hy vọng các trường kinh doanh, trường tài chính sẽ tiếp tục đào tạo ra những nhà quản lý tài chính, chuyên gia phân tích tin vào việc không ai có thể thắng được thị trường, tin vào lý thuyết thị trường hiệu quả. Điều này sẽ giúp Warren có thể mua được những cổ phiếu mà do chính những nhà quản lý tài chính này bán ra với giá thấp. Sau đó Warren chỉ việc mua và chờ bán lại cho chính những nhà quản lý tài chính này. Đương nhiên là với giá cao hơn.
Nguồn: Happy.live

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *