Triết lý đầu tư của huyền thoại Benjamin Graham

Chưa phân loại
Mất:4 phút, 31 giây để đọc

Đã là dân chứng khoán thì không ai là không biết đến nhà đầu tư huyền thoại Warrent Buffett. Ông nổi tiếng với phong cách đầu tư giá trị an toàn và bền vững của mình. Nhưng ít ai biết rằng, không phải Buffett là người đầu tiên áp dụng cách này. Người được cho là cha đẻ của đầu tư giá trị; cũng là người thầy, cố vấn, người truyền cảm hứng cho Warrent Buffet mới là người đầu tiên thành công nhờ đầu tư giá trị – Benjamin Graham. Không chỉ Buffett mà có rất nhiều NĐT đã thành công nhờ học hỏi ông. Và chính Graham cũng đã để lại nhiều bài học đầu tư cho đời sau.

Quên đi thị trường…

Hãy quên đi những gì thị trường chứng khoán sẽ làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn, với tư cách là một nhà đầu tư, nên làm…Đó là lời khuyên của Benjamin Graham. Là người đi đầu trong chiến lược đầu tư giá trị. Benjamin Graham chính là kim chỉ nam soi sáng cho sự nghiệp của nhiều nhà đầu tư vĩ đại khác trên thế giới. Ông Benjamin Graham được coi là “cha đẻ” của thuyết đầu tư giá trị. Bản chất nguyên tắc đầu tư giá trị là bất kỳ một khoản đầu tư nào về cơ bản phải có giá trị cao hơn so với giá một nhà đầu tư trả cho nó.

Benjamin Graham và cuốn sách "Nhà đầu tư thông minh"

Ông Graham tin vào phân tích cơ bản. Ông tìm kiếm những công ty có bảng cân đối kế toán tốt; hoặc những công ty có nợ vay thấp, lợi nhuận trên mức trung bình và có lượng tiền mặt dồi dào.

Graham đã đánh giá chọn lọc rất kỹ lưỡng các cổ phiếu có giá trị này. Ông nhận ra rằng sẽ khó có thể xuất hiện sự sụt giá ở chúng thêm nữa. Chính vì vậy mà các học trò của Graham dù có áp dụng chiến lược riêng của mình thành công đến mức nào thì vẫn luôn đồng tình với quan điểm đầu tư của ông.

Hiểu rõ bản chất đầu tư của mình

 

Theo lời khuyên của Graham, bạn cần xác định xem bạn là nhà đầu tư hay nhà đầu cơ. Sự khác biệt rõ nét nhất giữa nhà đầu tư và nhà đầu cơ là ở thái độ của họ đối với sự chuyển động của thị trường. Mục đích chính của nhà đầu tư nằm ở việc mua và nắm giữ chứng khoán ở với mức giá phù hợp. Mặt khác, nhà đầu cơ quan tâm chủ yếu đến dự đoán và thu lợi nhuận từ biến động thị trường.

Nếu bạn là một nhà đầu tư, biến động giá chỉ có một ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ hội để mua một cách khôn ngoan khi giá giảm mạnh và bán khi chúng tăng giá mạnh. Và một điều quan trọng là việc lên xuống của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán có tính chu kỳ. Thông thường, một đợt tăng giá mạnh sẽ đi theo sau một đợt sụt giảm mạnh.

Ông là cha đẻ của đầu tư giá trị

Các nhà đầu cơ đang đứng trước một nhân vật huyền thoại, ủ rũ khá đặc biệt. Ông Graham gọi đó là “ngài thị trường”. Người cung cấp cổ phiếu để bạn mua hoặc bán cho bạn nhiều hơn. Nghịch lý thay, nhiều người trở nên háo hức hơn để giao dịch với “ngài thị trường” khi diễn biến giá trở nên hỗn loạn.  Một nhà đầu cơ rất vui khi mua thêm cổ phiếu đang tăng giá. Anh ta đặt niềm tin rằng “ngài thị trường” sẽ mua lại chúng với mức giá cao; thậm chí là cao hơn rất nhiều.  Tuy nhiên, nếu “ngài thị trường” chuyển sang sợ hãi và giá giảm; nhà đầu tư sẽ bắt đầu bán cổ phiếu và trở nên hoảng loạn.

Kiểm soát cảm xúc cá nhân

 

Theo ông Gramham, lý do chính khiến nhiều cá nhân thất bại trên thị trường chứng khoán là vì họ rất chú ý đến những gì mà thị trường chứng khoán đang diễn ra. Nhà đầu tư thông minh, ông nhấn mạnh, không cần trí tuệ, đào tạo hoặc chuyên môn cao. Thay vào đó, trí thông minh bao gồm sự kiên nhẫn, độc lập và tự chủ. Bạn không cần phải để “ngài thị trường” điều khiển suy nghĩ và hành vi của bạn. “Nhà đầu tư thực sự hiếm khi bị buộc phải bán cổ phần của mình, và tại mọi thời điểm khác, tôi có thể tự do bỏ qua diễn biến giá hiện tại”. Ông Graham viết.

Kiểm soát cảm xúc là điều mà NĐT cần có

Người nào không làm chủ được cảm xúc của mình thì không thể kiếm tiền từ hoạt động đầu tư. Theo như Benjamin nói. Hãy hành động dũng cảm với kiến thức và kinh nghiệm của mình. Nếu bạn rút ra một kết luận dựa trên sự phân tích số liệu và tin tưởng vào đánh giá của mình thì hãy hành động. Bất kể người khác có hoài nghi hay có những ý kiến khác biệt với bạn. “Bạn đúng hay sai không phải vì đám đông đồng ý hay không đồng ý bạn. Bạn đúng khi việc phân tích, đánh giá của bạn là chuẩn xác”. Ông Graham chia sẻ.

Nguồn: nhipcaudautu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *