Trào ngược thực quản hay nôn trớ là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thông thường dưới 6 tháng tuổi bé rất hay nôn trớ sữa sau khi bú. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường nhưng không thể chủ quan. Có không ít bố mẹ đã bỏ qua vấn đề này dẫn đến tình trạng xấu đi. Sau 6 tháng nếu bé vẫn tiếp tục thì đây không còn là hiện tượng sinh lý. Việc con liên tục trào ngược sẽ ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng nạp vào. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ dẫn đến mãn tính và nguy hiểm. Do vậy webthoisu.com xin chia sẻ một số thông tin về bệnh trào ngược thực quản cho bạn tham khảo.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến. Hầu hết các trường hợp bệnh sẽ được cải thiện khi trẻ lớn hơn. Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nặng, điều trị bằng thuốc và phẫu thuật là cần thiết. Tình trạng rối loạn tiêu hóa này khá dễ nhận biết, khi thức ăn, chất lỏng cùng dịch vị, acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
Cùng với đó, trẻ có thể gặp phải những tình trạng sức khỏe như: biếng ăn, quấy khóc thường xuyên, ngủ không sâu giấc, trẻ bị nôn, trớ sữa nhiều,… Trào ngược dạ dày thực quản lâu dần còn có nguy cơ khiến trẻ giảm hấp thu, suy dinh dưỡng và thiếu máu. Hệ thống hô hấp của trẻ cũng bị tác động, tình trạng thường gặp là thở khò khè, ho, khó thở,…
Không chỉ trẻ em mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên cấu trúc dạ dày đặc biệt chưa phát triển hoàn thiện. Thức ăn khó tiêu hóa và hấp thu hơn người trưởng thành nên tình trạng trào ngược dễ xảy ra hơn. Thông thường tình trạng tiêu hóa này sẽ thuyên giảm khi trẻ khoảng 1 tuổi trở đi. Nếu trẻ vẫn bị thường xuyên với mức độ nặng hơn, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám y tế. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân kết hợp như:
Sự khuyết thiếu khi bé mới sinh ra ở cơ quan dẫn thức ăn
Cơ quan này còn tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong những năm đầu cuộc đời sau khi rời bụng mẹ. Đặc biệt chức năng co thắt của tâm vị dạ dày chưa ổn định, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém. Vì thế thức ăn, chủ yếu là sữa không tiêu hóa kịp, trào ngược lên thực quản.
Mẹ chưa biết lựa chọn tư thế bú phù hợp cho con
Có một sự thật rằng rất nhiều bà mẹ Việt Nam cho trẻ bú sữa với tư thế nằm ngang. Để trẻ thoải mái và không cần bế giữ trong suốt quá trình bé bù. Thế nhưng tư thế này khiến sữa trẻ bú được khó di chuyển xuống dạ dày và dễ trào ngược dạ dày – thực quản hơn.
Thực phẩm của bé không đảm bảo
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu hấp thu là sữa mẹ. Bổ sung thêm sữa tổng hợp và thực phẩm khác. Với trẻ lớn hơn, việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều caffeine hoặc cay nóng cũng là yếu tố tác động gây trào ngược dạ dày thực quản.
Bé có biểu hiện khuyết tật bẩm sinh
Bao gồm những khuyết tật bẩm sinh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày như: hẹp môn vị, thoát vị hoành,…
Trẻ bị viêm loét dạ day hay một số cơ quan lân cận
Nhiều người nghĩ rằng, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng chỉ gặp ở người trường thành có chế độ ăn uống, dinh dưỡng không tốt. Thế nhưng trẻ em cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh này. Nếu cha mẹ không để ý chăm sóc tốt đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Tổn thương này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Hậu quả là chứng trào ngược thường gặp sau khi trẻ ăn hoặc bú.
Một số nguyên nhân khác
Dù chưa tìm ra mối liên hệ di truyền song theo thống kê, những trẻ có người thân trong nhà (bố mẹ, anh chị em,…) có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản thì nguy cơ bị trào ngược càng cao. Khói thuốc lá, hóa chất độc hại,… cũng là những yếu tố tác động.
Vì sao trào ngược thực quan đe dọa đến sức khỏe của trẻ?
Đây là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhưng không vì thế mà cha mẹ lơ là trong việc điều trị và phòng ngừa. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
-
Rối loạn thần kinh.
-
Xuất huyết thực quản.
-
Viêm thực quản, sưng tấy, nóng rát thực quản,…
-
Thiếu máu do chảy máu dạ dày.
-
Xuất hiện mô sẹo trong thực quản, trẻ thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Biến chứng này có thể gây hẹp thực quản kéo dài đến cả khi trẻ trưởng thành.
-
Hình thành khối polyp bên trong thực quản, làm thu hẹp thực quản và nguy cơ bệnh lý khác.
Có thể điều trị bệnh trào ngược thực quản cho trẻ không?
Trước hết, trẻ cần được chẩn đoán và đánh giá mức độ trào ngược dạ dày cũng như ảnh hưởng của nó tới sức khỏe. Các phương pháp chẩn đoán thường áp dụng như: Chụp X-quang ngực, nội soi, nghiên cứu khả năng làm trống dạ dày (nghĩa là khi thức ăn được đẩy sang ruột non có tốt hay không), kiểm tra nồng độ acid thực quản,…
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ hiện nay bao gồm:
Điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ
Chế độ ăn uống, lối sống của trẻ nếu được cải thiện thì tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng tốt hơn. Với trẻ dưới 2 tuổi, có thể thay đổi chế độ ăn cho trẻ như sau:
-
Trẻ sau khi bú cần giữ tư thế ngồi hoặc đứng thẳng.
-
Thêm ngũ cốc vào sữa theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Chia thành nhiều bữa ăn và bú nhỏ.
-
Vuốt ngực, lưng cho trẻ trong quá trình bú.
Với trẻ lớn hơn đã không phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ và sử dụng dinh dưỡng từ thực phẩm hoàn toàn cần lưu ý:
-
Chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa với lượng thức ăn vừa phải.
-
Nâng cao đầu giường, dùng gối chuyên dụng cho trẻ trào ngược.
-
Hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm ngọt, đồ uống ngọt có gas.
-
Giảm cân nếu trẻ đang thừa cân, béo phì.
-
Tập thói quen ăn tối sớm cho trẻ.
Sử dụng thuốc để điều trị trào ngược thực quản
Nếu chế độ ăn uống không giúp cải thiện tình trạng bệnh, trẻ cần được kê đơn thuốc điều trị để giảm acid dạ dày, cải thiện triệu chứng. Các loại thuốc thường được dùng như: thuốc kháng Histamin, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm Proton.
Phẫu thuật cho bé khi có chỉ định
Đây là phương pháp điều trị rất ít khi được chỉ định vì nó gây nhiều ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và sự phát triển sau này. Phẫu thuật chỉ dùng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng, cần phòng ngừa biến chứng như: sụt cân, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, nôn mửa thường xuyên, bị kích thích thực quản nghiêm trọng.
Hiểu rõ về bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn. Bạn nên hỏi bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn chi tiết. Hãy điều trị cho con sớm và hạn chế nôn chớ từ giai đoạn sinh lý. Mọi sự chủ quan của bố mẹ sẽ phải trả giá bằng sức khỏe của con.
Nguồn: medlatec.vn