Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà nó còn thể hiện phong cách sống của người chủ. Chính vì vậy rất nhiều người đặt tâm huyết vào thiết kế ngôi nhà của mình. Họ muốn có một không gian sống xanh – sạch – đẹp. Hiện nay có rất nhiều xu hướng thiết kế không gian sống hiện đại. Điểm chung của các xu hướng này là sự tiết kiệm diện tích và chan hòa với thiên nhiên.
Bài viết ngày hôm nay, webthoisu.com sẽ giới thiệu đến các bạn các xu hướng thiết kế nhà ở hiện đại nhất, tiết kiệm nhất dành cho những ngôi nhà ở thành phố. Ho vọng sau khi đọc xong bạn có thể tìm được cho mình một xu hướng phù hợp nhất với nhu cầu và kinh tế.
Giếng trời là xu thế của nhiều ngôi nhà ở thành phố
Với yêu cầu cao về sự thông thoáng và sáng sủa, giếng trời hiện đang là yêu cầu của rất nhiều người. Tận dụng khoảng không gian này để trồng cây xanh. Điều này giúp ngôi nhà thêm xanh mát. Nó còn tạo ra nét thẩm mỹ cho ngôi nhà với lối kiến trúc thông minh và mới lạ.
Phong thủy giếng trời trong nhà hay còn gọi là bố trí giếng trời trong nhà. Yêu cầu là hợp phong thủy. Đây là một trong những điểm được nhiều gia chủ quan tâm. Bởi giếng trời là điểm nhấn trong mỗi ngôi nhà. Nó có thể đem lại nguồn ánh sáng tự nhiên, không gian tươi mới. Nó cung cấp luồng không khí trong lành. Giúp không khí được trao đổi, lưu thông với bên ngoài, loại bỏ được sự ngột ngạt khó chịu,… Chính vì thế về mặt thiết giếng trời phù hợp với phong cách hiện đại hiện nay. Nhưng bên cạnh đó giếng trời trong nhà còn giúp mang đến nguồn năng lượng dồi dào từ vũ trụ ngũ hành.
Thiết kế góc khuất cầu thang
Với diện tích khá khiêm tốn, chủ những căn nhà phố có thể cân nhắc xem thử. Bạn muốn đặt tiểu cảnh, cây xanh dưới gầm hoặc bên cạnh cầu thang. Không gian không quá nhiều nhưng hãy cố bố trí và thiết kế hợp lý. Điều này sẽ giúp căn nhà thoáng rộng và đẹp mắt hơn.
Thử tưởng tượng, cả máy giặt và tủ lạnh đều được “giấu” khéo léo vô chân cầu thang đi. Điều đó sẽ tiết kiệm không gian rất nhiều phải không? Những thiết bị gia dụng vốn cồng kềnh và chiếm chỗ giờ đây trở nên thật gọn gàng! Một lưu ý cho cách tận dụng này là nên chừa khoảng trống hợp lý. Cái này để việc sửa chữa đồ gia dụng dễ dàng hơn nhé.
Có thể nói đây là cách tận dụng chân cầu thang được nhiều gia chủ áp dụng nhất. Nhà vệ sinh nơi phát ra nhiều uế khí sẽ được khoá chặt trong chân cầu thang kín đáo. Tuy nhiên, toilet ở vị trí này thường sẽ rất nhỏ, nên ngoài ra cần phải có toilet chính khác.
Khu vực tầng trệt thường được thiết kế bao gồm phòng khách và bếp. Hai khu vực này thường phân tách với nhau bằng cầu thang. Đó là điều hoàn toàn hợp lý khi bạn có thể sử dụng chân cầu thang để che khuất đi những đồ đạc cần thiết. Từ ngoài nhìn vào gian bếp sẽ thật gọn gàng và ngăn nắp.
Thơ mộng với không gian vườn treo ban công
Một cách khai thác khoảng ban công có diện tích bé khá hiệu quả là vườn hoa treo ban công với khả năng thu hút mọi ánh nhìn và tạo ra một không gian thơ mộng cho chốn nghỉ ngơi của bạn. Một chiếc bàn trà nho nhỏ cùng với chiếc ghế tựa đơn giản đặt dưới vườn hoa là đủ cho chủ nhân khu vườn thư thái sau những xô bồ, tấp nập nơi phố thị.
Thiết kế tiểu cảnh ở ban công
Một cách nữa để tận dụng không gian của ban công là dựng một tiểu cảnh nho nhỏ, có thể là hòn non bộ, đường lát đá, hay hồ cá nhỏ,… Dù ban công nhà bạn hẹp hay rộng rãi, thoáng đãng, đều có thể thiết kế sao cho phù hợp. Đặc biệt, cách trang trí này phù hợp với những khách hàng yêu thích phong cách cổ điển của những căn vườn xưa cũ.
Phong cách, cá tính với vườn hoa ngang
Vườn hoa ngang là kiểu thiết kế vườn hoa ban công truyền thống, áp dụng với không gian có diện tích rộng rãi hơn. Theo đó, bạn có thể đặt các chậu hoa bám phía trên thanh song lan can; dưới chân lan can và trải dài trong khuôn viên ban công nếu muốn. Với lựa chọn này, bạn cũng có thể thiết kế thành tiểu sinh cảnh, tích hợp thêm hồ nước nhỏ, rải sỏi để khu vườn thêm phần sinh động.
Thiên nhiên trong lành với khu rừng nhiệt đới
Sắp xếp khu vườn theo phong cách nhiệt đới hiện đang là một lựa chọn ưng mắt của nhiều người nhà phố. Phong cách rừng rậm sẽ tạo cho chủ nhân khu vườn cảm giác ngập tràn trong hơi thở thiên nhiên, tạm thời cách ly với không khí khói bụi của thành phố. Khu “rừng” đó còn tạo ra nét cá tính riêng rất độc đáo cho kiến trúc ngôi nhà và chủ nhân của nó.
Lung linh với vườn dây leo
Sân vườn trên sân thượng đã không còn xa lạ với thiết kế hiện đại đặc biệt là nhà phố, và vườn dây leo đang là lựa chọn được ưa chuộng của khá nhiều người. Dàn dây leo kết hợp với những chậu cây xanh khác sẽ tạo nên một không gian thoáng đãng, ngập tràn màu sắc thiên nhiên. Không gian vườn dây leo rất thoáng đãng, xanh mát và dễ chịu.
Thiết kế ngoại thất với không gian trước sân
Đối với một ngôi nhà ống có diện tích hạn hẹp thì bạn có thể tận dụng không gian ngoại thất sân trước và sân sau. Dù diện tích sân trước và sân sau rất hạn hẹp nhưng nếu biết cách bày trí thì những nơi này cũng sẽ trở thành một không gian thư giãn cho gia đình.
Quy hoạch vườn rau nhà trồng ở trong nhà
Trồng rau sau vườn đang là một xu thế khá phổ biến. Đặc biệt là dành cho những gia đình có nhu cầu ăn rau sạch tự mình trồng ra. Một vài chậu rau nho nhỏ là có thể cung cấp rau sạch cho cả tuần lễ. Lựa chọn này lại càng hoàn hảo cho những bạn thích tỉ mẩn, chăm sóc. Thật vui khi có thể gặt hái thành quả nuôi lớn của mình. Không những vậy mà với sự sắp xếp và thiết kế hợp lí, một vườn rau hoàn toàn có thể tạo điểm nhấn xanh đầy thẩm mĩ cho ngôi nhà của bạn.
Kết hợp cây cảnh và trồng rau trong sân vườn
Còn nếu bạn vẫn phân vân không biết chọn cây cảnh hay rau quả cho khu vườn của mình, sao không tô điểm mỗi thứ một chút? Một không gian vừa thẩm mỹ vừa có một chút gọi là “thức quà trồng được” sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Phong thủy trong nhà quả thực sẽ đem lại hiệu quả rất tuyệt vời. Một không gian đầy ắp nguồn năng lượng tốt, xua tan đi những xú uế, tạp khí. Từ đó sẽ tác động tốt đến sức khỏe, gia đạo phát triển, tiền tài danh vọng … Đồng thời cũng là khoảng không gian tuyệt vời giúp cho chúng ta lấy lại sự thăng bằng. Cả về tinh thần sau những quãng thời gian làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Về nhà để nghỉ ngơi, chia sẻ và quây quần bên vợ con, bố mẹ, anh chị và những thành viên khác trong gia đình.
Nguồn: xcons.com.vn