Hiện nay, internet vệ tinh đang phát triển mạnh mẽ và sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy Việt nam cũng đưa ra đề xuất mong muốn triển khai Internet vệ tinh. Xu hướng phát triển hiện nay là chùm vệ tinh với độ phủ sóng cao hơn và chi phí xây dựng thấp hơn, các nhà mạng trong đó có Viettel sẽ triển khai thí điểm internet vệ tinh tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Một khi dự án này được triển khai thì việc phủ sóng Internet tới những vùng xa xôi, hẻo lánh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
Mong muốn triển khai Internet vệ tinh
Viettel đang đề xuất triển khai thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh bằng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp. Vì nó có khả năng phủ sóng tốt hơn mạng di động. Ông Lê Bá Tân, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel. Ông cho biết Internet vệ tinh là cách nhiều quốc gia trên thế giới đã làm để tăng độ phủ tới những khu vực xa xôi như miền núi hay hải đảo, Việt Nam là nước có tốc độ phát triển Internet nhanh hàng đầu châu Á, nhưng vẫn có khoảng 23% khu vực, chủ yếu tại nông thôn, hải đảo vẫn chưa được tiếp cận với dịch vụ này.
Thông tin việc trang chủ Starlink cho phép đặt cọc dịch vụ để sẵn sàng sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, giới chức đất nước cho biết, đây mới chỉ là thông báo một bên từ phía Starlink của Elon Musk. Việc dịch vụ có thể được triển khai và hoạt động ở Việt Nam rất khó nói. Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố
Internet vệ tinh có thể phủ sóng Việt Nam từ 2022?
Những ngày qua, thông tin về dự án phủ sóng internet bằng vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk phát triển được thông báo cho người dùng Việt Nam đăng ký, đặt cọc với mục tiêu “phủ sóng ở Việt Nam từ năm 2022” . Việc này đang gây sự chú ý trong dư luận và người dùng công nghệ.
Starlink là dự án phủ sóng internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk do chính đội ngũ SpaceX thiết kế. Đây là gã khổng lồ về hoạt động nghiên cứu và khám phá vũ trụ, không gian của thế giới. Mạng internet bằng vệ tinh Starlink của Elon Musk nhờ lợi thế được truyền qua vệ tinh. Vì vậy người dùng sẽ không cần phải kết nối cáp để sử dụng.
Tuy nhiên, để có thể “tiếp sóng” mạng internet vệ tinh; người dùng sẽ phải mua thêm bộ thiết bị thu sóng. Và phải trả tiền thuê bao hàng tháng trong suốt quá trình sử dụng như đối với các đơn vị cung cấp.
Starlink của Elonmusk đang hoạt động với các vệ tinh quỹ đạo thấp
Công nghệ chùm vệ tinh đang được coi là xu hướng viễn thông mới của thế giới. Bởi vì nó giải quyết được nhiều bài toán về khả năng phủ sóng hiện tại. Nhiệm vụ của một vệ tinh khi được phóng vào quỹ đạo là thu tín hiệu dưới dạng sóng vô tuyến từ trạm mặt mặt đất. Sau đó khuyếch đại và phát trở về cho một hoặc nhiều trạm khác.
Vệ tinh được chia làm các loại khác nhau. Chẳng hạn vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO), quỹ đạo tầm trung (MEO), tầm cao (HEO), địa tĩnh (GEO)… Các dịch vụ được ứng dụng phổ biến từ vệ tinh bao gồm truyền hình; định vị GPS, quan sát không gian, quân sự, thời tiết và Internet.
Theo ông Tân, Việt Nam nên xem xét việc nghiên cứu cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh. Điều này là để phù hợp với điều kiện kinh tế, nhu cầu. Đây cũng là công nghệ mà công ty Starlink của Elon Musk đang sử dụng. Công ty này đã phóng 1.261 vệ tinh LEO lên không gian. Trong tương lai, họ còn có ý định phóng thêm 12.000 vệ tinh dạng này để phủ sóng Internet toàn cầu.
Ưu và nhược điểm của Internet vệ tinh
So với các loại khác, vệ tinh quỹ đạo thấp có ưu điểm về chi phí xây dựng và phóng vệ tinh thấp. Do hoạt động ở tầm gần, khoảng cách từ 800 đến 1.600 km; Internet được cung cấp sẽ cho tốc độ cao, độ trễ thấp và băng thông lớn hơn. Nhược điểm của loại vệ tinh này là vòng đời ngắn. Bên cạnh đó chỉ sử dụng từ 5 đến 7 năm và chi phí bộ thu phát của người dùng lớn.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có đủ tiềm lực để tự triển khai chùm vệ tinh quỹ đạo thấp. “Nhà mạng sẽ phải sử dụng, phụ thuộc vào hệ thống vệ tinh có sẵn của các công ty nước ngoài”
Giá cước sử dụng dịch vụ cũng là bài toán khó giải. Bởi vì Starlink của Elon Musk cũng đắt hơn khoảng gần 10 lần so với dịch vụ Internet băng rộng cố định ở Việt Nam. Vì vậy, Internet vệ tinh trước mắt sẽ giúp các nhà mạng phủ sóng tới các khu vực xa xôi. Và địa hình hiểm trở hơn là mục tiêu thay thế Internet băng rộng.
Vấn đề an ninh quốc gia là một trở ngại khác với Internet từ vệ tinh. Một số nước trên thế giới, như Nga và Trung Quốc, đều tỏ ra rất thận trọng. Và từ chối cấp phép tần số cho Starlink hoạt động. Ngược lại, cũng có một số quốc gia cởi mở như Canada thì khác. Đất nước này đã sớm có quy định về điều kiện cấp phép vệ tinh từ năm 2017.
Dịch vụ Internet từ vệ tinh cần thiết bị thu với chi phí không hề rẻ
Trước đó, trang web đăng ký trải nghiệm Internet vệ tinh Starlink có “hứa hẹn”. Đó là sẽ có dịch vụ tại Hà Nội hay TP HCM vào năm 2022. Người đăng ký cần “đặt cọc” số tiền 99 USD (2,3 triệu đồng) và có thể nhận lại nếu đổi ý. Tuy nhiên, Cục Viễn thông cho biết, đến nay Starlink chưa có đề xuất, kiến nghị cụ thể nào về việc xin cấp phép cung cấp dịch vụ chính thức tại Việt Nam. Phía Starlink mới dừng lại ở việc liên hệ với cơ quan chức năng Việt Nam để giới thiệu về dự án. Đồng thời chưa tìm hiểu các quy định pháp lý.
Theo quy định, nếu muốn phủ sóng tại Việt Nam, dự án Internet vệ tinh của Elon Musk phải có thoả thuận thương mại với doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông với phương thức truyền dẫn qua vệ tinh. Để được đề nghị cấp phép, Starlink cũng có thể thành lập liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.
Cục Viễn thông cho biết đang thu thập thông tin và phối hợp với các đơn vị chức năng để sớm làm việc với Starlink. Nhằm kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Bạn có thể tìm đọc thêm những bài viết liên quan tại webthoisu.
Nguồn: vnexpress.net