Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ ngày nay diễn ra khá nhiều. Một phần do các bé bị thiếu chất dung nạp. Phần lớn do chế độ ăn khiến bé còi xương béo phì. Dù là nguyên nhân nào thì phương pháp chăm sóc cũng ảnh hưởng nhiều nhất. Có rất nhiều quan điểm chăm sóc trẻ gây nên nhiều mẫu thuẫn. Trong đó phải kể đến chế độ ăn nhiều tinh bột hay thừa chất. Một số gia đình cho rằng trẻ tăng cân bụ bẫm là tốt. Tuy nhiên ở những trẻ béo phì tình trạng suy dinh dưỡng thường nghiêm trọng hơn. Sau đây webthoisu.com xin chia se một số kiến thức cho bạn tham khảo.
Hiểu đúng về suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể để lại hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển thể chất, trí não, sức đề kháng yếu, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng. Làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ. Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:
Suy dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân
Do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Được xác định khi cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.
Suy dinh dưỡng ở thể thấp còi
Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo, được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng do gày còm
Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo, được xác định khi cân nặng theo chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang tụt cân.
Với 3 thể suy dinh dưỡng kể trên bạn có thể sớm tìm ra con mình thuộc thể nào. Việc xác định chính xác thể sẽ giúp bạn đưa ra phán đoán đúng nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng. Dựa vào những thể này bác sĩ sẽ có phương án điều trị tốt nhất cho trẻ. Do vậy nhưng kiến thức căn bản này bố mẹ nên tìm hiểu kỹ. Không chỉ giúp con điều trị mà còn phòng ngừa từ sớm. Suy dinh dưỡng sẽ được giảm nếu bạn nắm rõ nguyên nhân và đề phòng.
Nguyên nhân khiến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ tăng cao
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do thiếu cung cấp, tăng tiêu hao dưỡng chất hoặc cả hai. Dù là vì nguyên nhân nào chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ. Nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục bạn sẽ hạn chế suy dinh dưỡng cho con.
Thiếu cung cấp:
- Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm
- Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.
- Chế độ ăn nghèo nàn, cách chế biến không phù hợp, thiếu năng lượng và dưỡng chất.
Tăng tiêu hao:
- Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.
- Rối loạn tiêu hóa – hấp thụ.
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
- Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế. Vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng). Trẻ nhỏ do vận động cao hơn người lớn nên tiêu hao cũng không ít. Đây là điểm sơ suất của chúng ta khi nghĩ con đã ăn đủ. Do vậy đôi khi các bé nhỏ cần được bổ sung gấp nhiều lần so với người lớn.
Hiểu và nắm rõ nguyên nhân con bị suy dinh dưỡng bạn sẽ sớm giúp con điều trị. Hãy luôn chú ý đến nguồn dinh dưỡng nạp vào. Đồng thời đừng quên bổ sung thêm bữa phụ. Những bữa phụ sẽ bù đắp năng lượng bé tiêu hao. Do cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng cho hoạt động phát triển.
Khi bị suy dinh dưỡng trẻ sẽ gặp những khó khăn nào?
Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh nhiễm trùng
- Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất (thiếu đạm, sắt, kẽm, vitamin,…) làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây biếng ăn, tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, càng làm suy dinh dưỡng nặng hơn.
- Rối loạn các chức năng cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
- Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gan, tim và thận có thể dẫn đến gan thoái hóa mỡ, suy tim, suy thận,….
- Thiếu vi chất cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ, thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà, ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; thiếu sắt, đạm và một số vitamin nhóm B gây thiếu máu; thiếu đạm, canxi, kẽm, vitamin A,D, K,… ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, thiếu đạm gây phù,…
Ảnh hưởng sự phát triển
- Chậm phát triển thể chất
- Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng trên chức năng toản bộ các hệ cơ quan của cơ thể, kể cả hệ cơ xương, nhất là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời (giai đoạn bào thai và 2 năm đầu). Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài làm cho trẻ phát triển còi cọc, khi trưởng thành có tầm vóc thấp, tăng nguy cơ béo phì về sau.
- Chậm phát triển tâm thần
- Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi do thiếu hụt các chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường bột, sắt, iốt, DHA, Taurine…
- Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp, gặp các vấn đề về ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp xã hội kéo theo sự giảm khả năng chú ý, học tập, tiếp thu.
Giải pháp cho điều trị và phụ hồi suy dinh dưỡng ở trẻ
Phục hồi theo hướng dẫn bác sĩ
- Điều trị các tình trạng cấp: Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa- hấp thu, …
- Bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt: vitamin A, sắt, canxi, vitamin D, axit folic, đa sinh tố,…
- Nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, …
Phục hồi suy dinh dưỡng tại gia đình
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và dưỡng chất đáp ứng nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
- Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách:
- Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa.
- Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
- Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn.
- Tăng thức ăn giàu năng lượng: thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng.
- Cho ăn tăng cường sau bệnh.
- Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
- Theo dõi định kỳ tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ.
Ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Dành cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, và có thể duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
- Vệ sinh môi trường- vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng: Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Ngăn ngừa và điều trị cho trẻ từ 6 tháng
- Ngừa và trị bệnh: Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh. Đảm bảo đúng chỉ định, đủ liều, đủ thời gian. Chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
- Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ từ 2 tuổi.
- Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường . Đồng thời bài tiết chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ không thích tập thể dục, bạn có thể tổ chức một số trò chơi vui nhộn hoặc đưa bé đi bơi, đạp.
Khi trẻ liên tục bị đứng cân/ giảm cân, các bậc cha mẹ cũng thắc mắc về vấn đề trẻ em bị suy dinh dưỡng khám ở đâu? Theo đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sớm của trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp, tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thêm.
Kết luận
Như vậy suy dinh dưỡng vô cùng nguy hiểm. Để phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng các bậc phụ huynh cần trang bị đủ kiến thức. Chỉ có cách đó mới có thể đảm bảo sự phát triển cho trẻ. Đừng quên tham khảo thêm tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Luôn đổi mới xây dựng thực đơn lành mạnh cho trẻ. Hãy hạn chế tối đa thói quen xấu cho bé. Đồng thời không nên để bé dùng quá nhiều đồ ăn sẵn. Những thực phẩm dầu mỡ, nước có ga đều sẽ gây hại cho trẻ. Luôn rèn thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo bé được phát triển toàn diện.
Nguồn: vinmec.com