Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Việt Nam

Chưa phân loại
Mất:6 phút, 30 giây để đọc

Thương mại điện tử là một xu thế hot không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Do nhu cầu mua hàng online của người dân tăng cao đã dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu người dùng. Đặc biệt, khi trải qua mùa dịch Covid-19 thì tầm quan trọng của thương mại điện tử mới được bộc lộ một cách rõ ràng nhất. Theo dự đoán, xu thế này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Việc mở rộng và phát triển thương mại điện tử cần được chú trọng hơn nữa. Các tổ chức, doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển kinh doanh trực tuyến vì xu thế nào có lẽ sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Tình hình thương mại điện tử Việt Nam

Theo dự đoán của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển trên 30% và quy mô thị trường này có thể vượt 15 tỷ đô. Báo cáo Chỉ số TMĐT 2020 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa công bố cho biết, năm 2019 tốc độ tăng trưởng ngành TMĐT đạt trên 32%. Cả giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%.

Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng mạnh những năm gần đây

Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thị trường này sẽ vượt con số 15 tỷ USD.

Thị trường nội địa phát triển ổn định

Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 4/2020, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, thương mại nội địa và quốc tế gián đoạn. Tuy nhiên, theo VECOM, thương mại điện tử có thể phát triển lạc quan nhờ 02 tín hiệu. Trước hết, đại dịch là chất xúc tác làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Người Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và nhanh chóng chuyển mạnh sang kênh mua sắm trực tuyến.

Kế đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này gần như giữ nguyên được đội ngũ nhân sự trong 03 tháng cao điểm của dịch. Họ cũng hiểu rõ cơ hội mới từ cộng đồng mua sắm động hơn và tin tưởng vào kênh mua sắm trực tuyến. Xu hướng tại Việt Nam nằm trong diễn biến chung của khu vực. Visa cho biết, tại châu Á – Thái Bình Dương, 41% người tiêu dùng thực hiện hơn 5 giao dịch. Những giao dịch này trên nền tảng TMĐT trong vòng 3 tháng.

“Thương mại khắp Châu Á – Thái Bình Dương chuyển dịch mạnh sang kỹ thuật thuật số trong giai đoạn dịch. Từ việc ngày càng có nhiều người đặt nhu yếu phẩm trực tuyến, đến việc người dùng tìm kiếm những phương thức thanh toán bảo mật, không tiếp xúc tại quầy” Ông Chris Clark, chủ tích Visa khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói. Đó là quy mô nội địa còn quy mô quốc tế webthoisu sẽ đề cập ở phần tiếp theo đây.

Mở rộng ra quy mô quốc tế

Covid-19 đã chứng minh thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng. Mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế. Báo cáo công bố gần đây bởi WTO, nhận định.

Việt Nam kết hợp với nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn

Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Australia và New Zealand đánh giá, trong đại dịch, kênh trực tuyến là một trong những phương thức an toàn nhất để người tiêu dùng mua sắm các nhu yếu phẩm, “Tôi tin rằng việc chuyển đổi hình thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai dài hạn”, vị này nói.

Tại Mỹ, tần suất mua sắm trực tuyến tăng 14% đối với mọi danh mục hàng hóa và dịch vụ. Theo báo cáo của McKinsey & Company. Các khảo sát được thực hiện gần đây tại những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Singapore. Có một tỷ lệ lớn người tiêu dùng khẳng định họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến ngay cả khi đại dịch đã kết thúc. Nhà bán hàng Việt Nam có cơ hội trong đó. Trong lúc Amazon tổ chức các buổi tư vấn và đào tạo trực tuyến cho nhà bán hàng. Alibaba.com đang thông báo tìm thêm đại lý ủy quyền tại Việt Nam.

Nắm bắt các cơ hội

Tính đến năm 2019, theo khảo sát của VECOM, 42% doanh nghiệp được hỏi đã xây dựng website. Điều đó đã giảm nhẹ so với tỷ lệ 44% vào năm 2018. Tuy nhiên, 39% cho biết có bán hàng trên các mạng xã hội (tăng 3%); 17% có kinh doanh qua các sàn giao dịch; tăng 5% và là tỷ lệ cao nhất trong 5 năm gần đây.

Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam

Trong đó, mạng xã hội được đánh giá là công cụ hiệu quả nhất để bán hàng trực tuyến. Có 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao. Tiếp đó là hiệu quả bán hàng thông qua website của doanh nghiệp (26%); ứng dụng di động (20%) và qua sàn thương mại điện tử (19%). Tuy nhiên, VECOM chỉ ra rằng, vẫn còn trên dưới 30% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và công nghệ thông tin.

Ông Bernard Tay thì cho rằng, đã có nhiều nhà bán hàng vượt qua đại dịch thành công. “Nhưng để đạt được thành công bền vững hơn, họ cần có một tư duy toàn cầu, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm để nhận được sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế”. Ông Bernard Tay chia sẻ.

Xây dựng môi trường lành mạnh

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật. Để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thương mại điện tử. Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử; đẩy mạnh tích hợp dịch vụ thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia…

Quyết định số 431 của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát giao dịch và tăng tốc độ thông quan hàng hóa, cùng với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, theo ông Bernard Tay sẽ “củng cố niềm tin của doanh nghiệp vào sự phát triển vượt bậc trong tương lai của ngành TMĐT xuyên biên giới”.

Đáng lưu ý, năm 2021, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp, thanh tra, kiểm tra. Đồng thời xử lý vi phạm trong thương mại điện tử; đẩy mạnh đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Các cán bộ thực thi thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử; các doanh nghiệp, đặc biệt các chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. Các nhãn hiệu đã được bảo hộ nhằm tạo cơ chế thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại cũng như thẩm tra, xác minh và giám định các sản phẩm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Và cả những mặt hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nguồn: engma.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *