Quá trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán

Chưa phân loại
Mất:4 phút, 12 giây để đọc

Một nền kinh tế muốn phát triển chắc chắn không thể thiếu thị trường chứng khoán. Bất kỳ quốc gia phát triển nào cũng đều có nền chứng khoán rất vững chắc. Tại Việt Nam, thị trường này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000; đến nay đã được 21 năm. Nhưng liệu bạn có biết, trên thế giới, chứng khoán đã hình thành từ rất lâu. Sự hình thành và phát triển sớm của thị trường chứng khoán góp phần đưa những quốc gia phương Tây đạt được nhiều thành tựu và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Sự ra đời của hình thức giao dịch này là một phát minh bước ngoặt của kinh tế thế giới. Vậy hãy tìm hiểu về lịch sử ra đời và phát triển của thị trường then chốt này.

Nguồn gốc hình thành

Thị trường chứng khoán có một lịch sử lâu đời. Theo như nhà lịch sử học người Pháp Fernand Braudel thì vào thế kỷ thứ 11 tại Ai Cập, các thương nhân người Do Thái và Hồi Giáo đã thành lập một hình thức giao thương. Nó tương tự như các hiệp hội thương mại ngày nay.

Thị trường chứng khoán được hình thành trên cơ sở giao thương ở thế kỷ 11

Họ rất là am hiểu về tín dụng cũng như là các phương thức thanh toán. Những ý kiến mà Braudel đưa ra đã phủ nhận những giả định cho rằng người Ý mới chính là những người sáng chế ra các phương thức thanh toán và ứng dụng.

Bắt nguồn từ châu Âu

Vào thế kỷ thứ 12 tại Pháp. Courratiers de Change đã thay mặt cho các ngân hàng xử lý việc quản lý và điều tiết các khoản nợ của cộng đồng nông nghiệp. Lúc bấy giờ, Courratiers de Change có thể được xem như là những người định giá hàng tịch thu đầu tiên. Bởi vì họ chỉ chuyên về giải quyết các khoản nợ.

Vào cuối thế kỷ thứ 13, những thương nhân chuyên giao dịch hàng hóa tại Bruges đã tập hợp bên trong nhà của một người đàn ông tên là Van Der Beurse. Vào năm 1309, các thương nhân đặt tên cho nhóm là “Brugse Beurse”. Họ bắt đầu thể chế hóa các cuộc họp không chính thức của mình.

Châu Âu là cái nôi của chứng khoán

Vào giữa thế kỷ 13, các chủ ngân hàng Venice đã bắt đầu kinh doanh công trái nhà nước. Vào năm 1351, chính quyền Venice đã phải ngăn chặn sự lan truyền của những tin đồn thất thiệt. Những tin đồn này nhằm mục đích làm giảm giá trị ngân quỹ của chính phủ. Trong suốt thế kỷ thứ 14, các chủ ngân hàng của Pisa, Verona, Genoa và Florence cũng đã bắt đầu kinh doanh công trái nhà nước. Điều này rất khả thi. Bởi vì những thành phố độc lập như Pisa, Verona, Genoa và Florence được điều hành bởi một nhóm người có ảnh hưởng chứ không phải một quốc vương.

Trong khoảng thời gian này, công ty cổ phần – tổ chức có cổ phiếu được đồng sở hữu bởi các cổ đông – đã xuất hiện. Nó dần đóng vai trò quan trọng trong quá trình thuộc địa hóa. Hay còn được người châu Âu gọi dưới cái tên “Tân Thế giới”.

Những công ty cổ phần đại chúng đầu tiên

Sau đó tại Hà Lan, mọi người bắt đầu chứng kiến sự ra đời các công ty cổ phần. Điều này đã mang đến cho các cổ đông những cơ hội đầu tư vào các dự án kinh doanh. Họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho những lợi nhuận cũng như là thua lỗ của bản thân.

Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã phát hành những cổ phiếu đầu tiên của mình. Thực hiện thông qua thị trường chứng khoán Amsterdam; đó cũng là công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Năm 1688, một sàn giao dịch chứng khoán tại Luân Đôn bắt đầu đi vào hoạt động. Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam (hay còn gọi là Amsterdam Beurs) là sàn giao dịch đầu tiên tiến hành dịch vụ giao dịch liên hồi trong những năm đầu của thế kỷ thứ 17. Theo Murray Sayle, người Hà Lan là những người khởi xướng cho việc buôn bán ngắn hạn; lựa chọn giao dịch; ngân hàng giao thương và các công cụ đầu cơ khác.

Công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường

Ngày nay, tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đều có sự hiện hữu của thị trường chứng khoán. Nhưng các thị trường lớn nhất đều nằm tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc (Hồng Kông), Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, và Nhật Bản.

Có thể nói, thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Nhất là những nước đang phát triển; cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.

Nguồn: review.siu.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *