Mặc dù ở Việt Nam, dịch Covid đã được kiểm soát tương đối an toàn. Nhưng trên thế giới, đại dịch này vẫn đang hoành hành ngang dọc và là điểm nóng ở nhiều nơi. Kể từ cuối năm 2019 khi bắt đầu đại dịch đến giờ, virus SARS CoV-2 ngày càng phát triển và biến hoá khôn lường khiến các nhà khoa học đau đầu. Tuy nhiên, con người cũng không ngừng nỗ lực đưa ra những nghiên cứu mới cùng biện pháp phòng chống hiệu quả. Ngoài các phương pháp xét nghiệm Covid qua dịch cơ thể dựa trên y học, mới đây, ngay cả ứng dụng công nghệ cũng đã được nghiên cứu để đưa vào thăm gia quá trình này. Người ta đã phát kiến ra cách cấy chíp vào dưới da người, giúp nhận biết Covid ngay từ khi cơ thể gặp phải nguy cơ lây nhiễm.
Sáng chế chip cấy dưới da người phát hiện Covid
Các nhà khoa học thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát triển con chip cấy vào da người để theo dõi nguy cơ nhiễm Covid-19. Theo SCMP, con chip được chế tạo bởi Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), một đơn vị phát triển công nghệ của Lầu Năm Góc. Con chip của DARPA có thể cấy vào da người để theo dõi khả năng xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19 trong vài phút. Đại tá về hưu Matt Hepburn là bác sĩ bệnh truyền nhiễm trong quân đội. Đồng thời là trưởng ban phản ứng dịch bệnh của DARPA. Ông cho biết con chip có thể liên tục xét nghiệm máu để phát hiện nguy cơ nhiễm Covid-19.
Công dụng của chip cấy dưới da người
“Chúng ta có thể biết kết quả sau 3-5 phút”. Hepburn cho biết con chip được cấy dưới da trong một loại gel giống như mô. Khi hoạt động, nó sẽ liên tục xét nghiệm máu. Giúp nhận biết các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nhằm xác định khả năng xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19. Người đeo sẽ được cảnh báo về nguy cơ nhiễm bệnh. Từ đó có thể chủ động làm xét nghiệm nhanh nhất có thể. Theo Hepburn, con chip sẽ được sử dụng trong quân đội, có thể cấy vào các thủy thủ. Ý tưởng phát triển chip được đưa ra sau khi hơn 1.200 thủy thủ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dương tính với virus vào năm 2020. Con chip không theo dõi chuyển động. Chip đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
“Đó là một cảm biến” – ông Hepburn nói. “Thứ màu xanh lá cây nhỏ bé đó. Khi bạn đặt nó dưới da và nó cho bạn biết có những phản ứng hóa học đang diễn ra bên trong cơ thể. Và nếu nó phát tín hiệu có nghĩa là bạn sẽ có các triệu chứng vào ngày mai”. Ông Hepburn cũng tuyên bố rằng, công nghệ phát hiện sớm có thể ngăn chặn sự lây nhiễm.
Biện pháp cấy chíp vào cơ thể người đã từng được nghiên cứu trước đó
Đây không phải lần đầu các cơ quan chú ý đến chip cấy vào người để theo dõi sức khỏe. Năm 2004, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) có thể cấy vào người. Giúp bác sĩ truy cập hồ sơ bệnh án. Kể từ đó, các nhà khoa học đã phát triển nhiều loại chip cấy vào cơ thể. Giúp theo dõi các chỉ số sức khỏe như nhịp tim, nồng độ oxy trong máu. Tuy nhiên, chúng đặt ra nhiều lo ngại về quyền riêng tư. Các đơn vị phát triển chip cũng chưa có kế hoạch phân bố rộng rãi.
Ngoài chip cấy vào da giúp phát hiện Covid-19. DARPA từng chế tạo nhiều thiết bị sức khỏe. Giúp ngăn chặn đại dịch. Trước đó, cơ quan này đã phát triển bộ lọc gắn vào máy lọc máu. Nhằm để loại bỏ virus corona khỏi cơ thể người bệnh nặng. Bộ lọc đã được thử nghiệm trên “bệnh nhân 16”. Là một người thân của nhân viên quân đội. Người này bị suy thận và sốc nhiễm trùng. Sau 4 ngày điều trị thử nghiệm, bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục.
Nguồn: zingnews.vn