Microsoft đã thõa thuận thu mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance Communicatione. Đây là một trong những công ty nổi tiếng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Với tham vọng phát triển trí tuệ nhân tạo dẫn đầu thế giới. Microsoft đã bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Sự thõa thuận này đã đi tới hồi kết, dự kiến sẽ sáp nhập trong năm nay. Và microsoft có thể sẽ tích hợp nhiều tính năng nổi trội của Nuance như là nhận diện giọng nói. Và phát triển tính năng này hơn nữa. Đây là một trong những thương vụ tỷ đô về công nghệ lớn nhất ở thời điểm hiện tại.
Microsoft thu mua công ty hàng đầu về AI
(QNO) – Microsoft đã đồng ý mua lại Nuance Communications, công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, với giá 19,7 tỷ USD. Trong bài đăng thông báo về thỏa thuận, Microsoft cho biết quyết định này nhằm tăng cường sự hiện diện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, lĩnh vực mà Nuance đã làm rất tốt trong những năm gần đây. Các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ của Nuance bao gồm Dragon Ambient eXperience, Dragon Medical One và PowerScribe One.
Nguồn tin cho biết Microsoft bắt đầu tiếp cận Nuance vào tháng 12 năm ngoái. Và sẵn sàng trả công ty này mức giá khoảng 56 USD/cổ phiếu để mua lại. Giá cổ phiếu như vậy định giá Nuance ở mức 16 tỷ USD. Mức giá này cao hơn 23% so với giá đóng cửa của cổ phiếu này hôm thứ Sáu tuần trước là 45,58 USD/cổ phiếu. Nếu thương vụ hoàn tất, đây sẽ là vụ mua lại lớn thứ nhì từ trước đến nay của Microsoft. Sau vụ thâu tóm LinkedIn với giá 27 tỷ USD vào năm 2016.
Công ty trí tuệ nhân tạo Nuance Communications
Nuance ra mắt công chúng vào năm 2000 và bắt đầu mua các sản phẩm nhận dạng giọng nói. Bao gồm Dragon Dictate của Lernout Hauspie, vào năm 2001. Công ty có trụ sở tại bang Massachusetts (Mỹ) sau đó hợp nhất với ScanSoft vào năm 2005 và bắt đầu thành lập Visioneer vào năm 1992. Nuance hiện có 6.000 nhân viên trải khắp 27 quốc gia. Trong báo cáo thu nhập gần đây nhất từ tháng 11.2020, công ty báo cáo doanh thu quý IV đạt 352,9 triệu USD so với 387,6 triệu USD của cùng kỳ năm trước.
Hiện, có tới hơn 55% bác sĩ và 75% chuyên gia về X-quang tại Mỹ sử dụng công nghệ của Nuance Communications. Hơn 10.000 khách hàng đang được công ty này chăm sóc sức khỏe thông qua các đối tác trung gian. Có thể kể đến như AthenaHealth, Johns Hopkins, Mass General Brigham và Cleveland Clinic. Chính những cơ sở khách hàng uy tín đó đã thu hút Microsoft phải trả giá cao để mua lại Nuance. Theo Microsoft, thương vụ thâu tóm trên sẽ tăng gấp đôi giá trị thị trường chăm sóc sức khỏe tiềm năng của hãng. Thương vụ này lên mức gần 500 tỷ USD.
Sản phẩm Dragon Dictate
Dragon Dictate, một sản phẩm được tạo ra từ đầu những năm 1990 với chức năng chuyển văn bản thành giọng nói. Dành cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp là sản phẩm nổi tiếng nhất của Nuance. Ứng dụng này tham gia vào nhận dạng giọng nói. Bot trò chuyện và xử lý ngôn ngữ tự nhiên chẳng hạn như trợ lý ảo Siri của Apple. Nuance cũng thông báo họ đang bán dịch vụ phiên âm y tế Go-Live và hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) cho tập đoàn công nghệ Aeries.
Theo Techcrunch, Microsoft đã công bố Microsoft Cloud for Healthcare vào năm 2020 và thỏa thuận mua lại Nuance nhằm tăng tốc cho sự hiện diện của ứng dụng này. Điều đáng chú ý là Microsoft đã có một số sản phẩm bot trò chuyện và nhận dạng giọng nói của riêng mình. Bao gồm các dịch vụ văn bản thành giọng nói trên máy tính để bàn trong Windows và trên Azure.
Thương vụ giữa Microsoft và Nuance dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Nếu đạt được thỏa thuận, ông Mark Benjamin sẽ vẫn giữ chức Giám đốc điều hành của Nuance Communications. Và sẽ chịu sự giám sát của ông Scott Guthrie. Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách điện toán đám mây và AI của Microsoft. Đây sẽ là thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn thứ hai của Microsoft từ trước đến nay, chỉ thua con số 26,2 tỷ USD mà công ty đã trả cho LinkedIn vào năm 2016.
Tại sao Microsoft lại thu mua Nuance?
Mua lại Nuance sẽ giúp Microsoft cải thiện năng lực trong lĩnh vực phần mềm giọng nói. Microsoft hiện đã có những công cụ mà các nhà phát triển có thể sử dụng để tạo cho các ứng dụng khả năng chuyển đổi giọng nói thành văn bản.
Ngoài ra, Microsoft cũng tích hợp tính năng nhận diện giọng nói vào các sản phẩm của mình. Ví dụ như công cụ tìm kiếm Bing hay ứng dụng liên lạc Teams. Nuance được đánh giá là phù họp với mảng kinh doanh phục vụ khách hàng là doanh nghiệp và chính phủ của Microsoft. Công ty trí tuệ nhân tạo (AI) này kiếm tiền bằng cách bán các công cụ nhận diện giọng nói. Sử dụng trong những trường hợp như bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân; các cuộc gọi dịch vụ khách hàng và thư thoại.
Nguồn: baoquangnam.vn