Lens Flare và ứng dụng của trong nhiếp ảnh

Chưa phân loại
Mất:10 phút, 17 giây để đọc

Lens Flare là 1 hiệu tượng tác động lên bức ảnh qua độ tương phản, cường độ màu,… Hiệu tượng này có thể làm giảm đáng kể độ tương phản của hình ảnh; cách thức của nó là tạo ra điểm mờ tại các màu khác nhau. Lens Flare còn có thể thêm quầng sáng; các quầng sáng đó có dạng hình tròn hoặc hình bán nguyệt; hoặc là các hình dạng bán trong suốt; với nhiều cường độ màu khác nhau. Tuy vậy, hiện tượng lóa sáng đôi khi được áp dụng vào bức ảnh với nhiều mục đích khác nhau. Để đưa vào hình ảnh, lóa sáng được sử dụng 1 cách sáng tạo để thêm yếu tố nghệ thuật vào bức ảnh. Trong ứng dụng thực tế, ống kính lóa thường được cố tình thêm vào các bộ phim và trò chơi máy tính. Mục đích của điều này là để thêm cảm giác chân thực, người xem có trải nghiệm hình ảnh hơn.

Khi quyết định đưa hiện tượng Lens Flare (lóa sáng) vào bức ảnh, nên tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Hãy xem xét kĩ càng các nguyên nhân gây ra flare thật chi tiết. Sau đó tiến đến bàn luận cách thức sử dụng, giảm bớt hoặc hoàn toàn loại bỏ nó. Webthoisu sẽ nêu ra nguyên lý hoạt động của hiện tượng này, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về Lens Flare.

Tìm hiểu về Flare

Trong nhiếp ảnh, flare (lóa sáng) là hiện tượng ánh sáng khi đi qua ống kính bị phân tán theo cách không mong muốn. Hiện tượng này xảy ra trong nội bộ ống kính. Chúng bắt nguồn từ các nguồn sáng mạnh bên ngoài trường nhìn của ống kính. Các tia sáng mạnh đi vào ống kính và liên tục phản xạ giữa các thấu kính.

Flare là hiện tượng tạo nên vệt sáng làm mờ chi tiết

Điều này khiến chúng đến và hội tụ trên cảm biến không theo một quy trình thông thường. Chính vì phản xạ hỗn loạn trong hệ thống quang nên nó ảnh hưởng đến định hình đường đi của các tia sáng khác. Hậu quả là tạo nên vệt sáng cùng các hình đa giác làm mờ nhòe, suy giảm độ tương phản. Thậm chí còn làm mất hết chi tiết của hình ảnh.

Vì sao có hiện tượng này?

Hiện tượng này xảy ra do có một luồng ánh sáng mạnh từ bên ngoài tầm nhìn của ống kính chiếu vào. Khi đó các tia sáng sẽ đi qua ống kính và gây ra sự phản xạ. Chúng gây nên các phản xạ liên tục giữa các thấu kính bên trong. Khiến các tia sáng đi sai đường và không hội tụ trên cảm biến theo một quy luật nào cả. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng Flare.

Điều kiện để xảy ra hiện tượng lóe sáng là phải có ánh sáng cường độ mạnh (lớn hơn ánh sáng khúc xạ) chiếu vào ống kính. Nguồn sáng này có thể là ánh sáng mặt trời, hay bóng đèn pha…

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Flare

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả flare của một bức ảnh, trong đó bao gồm:

  • Số lượng thấu kính bên trong ống kính: Nếu thiết kế quang học của ống kính có càng nhiều thấu kính thì hiệu ứng flare càng xuất hiện nhiều hình đa giác.
  • Tiêu cự ống kính: Một ống kính có tiêu cự càng dài sẽ càng dễ gây ra hiện tượng flare bởi khả năng khuếch đại của nó.
  • Thiết kế ống kính: Những ống kính mới hiện nay được trang bị tính năng hạn chế phản chiếu. Chúng hoạt động nhờ có thêm các lớp phủ chống lóa hoặc thiết kế thấu kính trước thụt vào…

Bộ lọc filter làm giảm hiện tượng lóa sáng

  • Bộ lọc Filter: Sử dụng kính lọc là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều. Mục đích là để giảm thiểu hiện tượng lóa sáng xuất hiện trong ống kính. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại kính lọc chất lượng thấp sẽ làm giảm bớt các tia sáng tốt đi vào ống kính, từ đó làm giảm chất lượng hình ảnh.
  • Lens dính bụi, bẩn: Đây cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng hiện tượng lens flare. Vì vậy để hạn chế gặp phải tình trạng này, hãy lưu ý bảo quản chiếc ống kính của mình. Gỡ chúng khỏi bụi bẩn và giữ nó sạch nhất nhé.

Phân loại hiện tượng Flare

Do có nhiều yếu tố tác động đến Flare nên hiện tượng này cũng được phân ra nhiều loại, bao gồm:

Hiện tượng Veiling Flare

Xuất hiện khi có ánh sáng cường độ cao chiếu ngoài góc nhìn ống kính máy ảnh. Khi đó chủ thể trong bức hình của bạn sẽ bị mờ nhòe, khó nhìn rõ do bị luồng ánh sáng làm chói. Đôi khi có những hình còn bị mất hết chi tiết, buộc phải bỏ đi vì không sử dụng được. Tuy nhiên, nếu biết chụp ở một góc vừa đủ, cường độ ánh sáng hợp lý; đồng thời chọn một chiếc ống kính có tiêu cự và chất lượng quang học tốt với loại flare này. Bạn vẫn có được bức hình với hiệu ứng flare đầy ấn tượng.

Hiện tượng Ghosting Flare

Hiện tượng lóa có sự xuất hiện của một chuỗi các hình đa giác và các vết sọc sáng kéo dài. Điều này làm giảm độ tương phản về màu sắc của khung hình. Khiến cho chủ thể xuất hiện mờ nhạt, kém nổi bật. Đối với hiện tượng Ghosting Flare này, hình dạng và kích thước của các ghosting là không giống nhau. Chúng phụ thuộc vào số thấu kính và số lá khẩu được thiết kế bên trong ống kính. Nếu chiếc ống kính đó càng chứa nhiều thấu kính thì đồng nghĩa với việc các hình đa giác sẽ xuất hiện càng nhiều bởi các tia sáng sẽ phản xạ liên tục giữa các thấu kính và đi lệch khỏi quỹ đạo nhiều hơn.

Hiện tượng Red dot/Sensor Flare

Đây là trường hợp xảy ra khi các ánh sáng cực mạnh chiếu trực tiếp vào ống kính. Sau khi chùm sáng đi vào ống kính rồi đến cảm biến, tại đây xảy ra sự phản xạ qua lại của tia sáng giữa cảm biến và các thấu kính bên trong. Điều này tạo ra các vệt đỏ rõ rệt trên bức ảnh.

Lens Flare và hiệu quả trong nhiếp ảnh

Có thể thấy Lens Flare là hiện tượng mà nhiều người không mong muốn bởi nó thường gây ra sự khó chịu về thị giác cho người nhìn, cũng như làm suy giảm chất lượng hình ảnh, khiến người chụp khó truyền tải được hết nội dung qua bức ảnh đó. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác hãy biết tận dụng các hiệu ứng của Flare một cách hợp lý. Kết quả bạn thu lại sẽ là những bức ảnh đặc biệt ấn tượng.

Tăng độ chân thực sống động cho cảnh quay

Một trong những mẹo giúp bạn có những cảnh quay chân thực là sử dụng hiệu ứng flare. Tuy nó là một sai khuyết về thị giác do ánh sáng mạnh phản chiếu gây ra nhưng người nhìn sẽ cảm thấy rằng điều đó trông có vẻ thực tế hơn.

Thông điệp cảm xúc qua Flare

Để truyền tải cảm xúc sắc nét qua những bức hình bạn có thể đưa vào đó hiệu ứng flare. Khi đó, bức hình sẽ hướng người xem đến đúng điểm cần lột tả cảm xúc nhất, giúp các nhiếp ảnh gia truyền tải nội dung câu chuyện thành công.

Truyền tải cảm xúc qua Flare

Tuy nhiên, không phải hiện tượng flare nào cũng mang lại hiệu ứng tốt. Nếu lạm dụng nó quá mức, bức hình của bạn sẽ trở nên rối mắt. Chúng bị thiếu điểm nhấn bởi quá nhiều hiệu ứng thị giác được sử dụng. Vì vậy, thường flare sẽ được các nhiếp ảnh gia thêm vào trong quá trình hậu kỳ hơn là chỉnh và chụp trong thực tế.

Cách xử lý hiện tượng Flare trong nhiếp ảnh

Bạn không muốn Flare xuất hiện trong bức ảnh của mình? Vậy thì hãy áp dụng các biện pháp sau đây để loại bỏ nó.

  • Dùng Lens Hood: Đây là phụ kiện hỗ trợ tích cực giúp che bớt một lượng ánh sáng không cần thiết đi vào ống kính, giúp giảm hiện tượng flare hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng tay hay vật liệu đơn giản khác để cản bớt lượng ánh sáng gắt; những lượng ánh sáng này có thể gây hiện tượng lóe sáng.
  • Sử dụng ống kính có chất lượng quang học tốt: Những ống kính có chất lượng quang học tốt sẽ được phủ các lớp phủ chống lóe sáng cực hiệu quả, như vậy bạn sẽ không cần phải lo bức hình của mình gặp hiện tượng này nữa.
  • Lựa chọn ống kính Prime: Ống kính một tiêu cự có xác suất xảy ra hiện tượng flare thấp. So với ống kính zoom đa tiêu cự thì chúng có ưu thế hơn hẳn.
  • Chọn góc chụp, bố cục khung hình hợp lý: Thay đổi vị trí nguồn sáng trong bức ảnh. Lựa chọn các góc chụp với bố cục tối ưu nhất sao cho các chùm sáng cường độ cao không chiếu vào ống kính trực tiếp.

Lưu ý khi tạo hiệu ứng Flare

Nếu bạn chụp chân dung với nguồn sáng trực diện thường làm người mẫu nheo mắt. Hãy chọn góc sao cho nguồn sáng ở phía sau mẫu và nằm ở góc trên của khung hình sẽ cho ta ánh sáng mềm, phảng phất chút flare, như vậy tấm ảnh sẽ trông thú vị hơn các kiểu chân dung điển hình khác sử dụng ánh sáng không trực tiếp.

Chụp thẳng vào nguồn sáng sẽ làm giảm độ tương phản và độ bão hòa màu. Điều đó sẽ làm cho chủ thể thiếu sáng nếu bạn đo sáng cho nền. Và nếu bạn đo sáng vào chủ thể thì sẽ dư sáng nền. Khi đó còn có 1 vùng có màu sắc và hình dạng được gọi là flare. Các nhiếp ảnh gia thường nói chụp thẳng vào nguồn sáng là không tốt và flare là một hiệu ứng không mong muốn. Và các nhà sản xuất thường thêm các lớp phủ lên lens để loại bỏ đi hiệu ứng này.

Có một điều lạ lùng đó là trong điện ảnh cũng cùng kỹ thuật và hiệu ứng này lại được sử dụng nhiều. Trong nhiều bộ phim, những phân đoạn toàn cảnh và có hiệu ứng flare lướt ngang qua khung hình.

Kết luận

Vì khó chỉnh sửa bằng các phần mềm chỉnh sửa nên flare là hiện tượng luôn bị né tránh. Các nhiếp ảnh gia đôi khi cũng phải ngán ngẩm khi động đến chúng. Cách khắc phục phổ biến nhất là dùng lens hood. Nếu có điều kiện, bạn có thể mua các ống kính chất lượng được tráng phủ lớp hóa chất đặc biệt chống phản xạ hoặc sử dụng các ống kính một tiêu cự.

Đây là hiện tượng ảnh hưởng đến chất lượng quang học của ảnh. Nhưng trong một số trường hợp, người cầm máy đủ tay nghề có thể khống chế và điều chỉnh flare giúp tăng tính chân thực, sự hấp dẫn và ấn tượng cho bức ảnh. Cách để tạo flare nhằm phục vụ mục đích sáng tạo nghệ thuật là chụp ngược sáng. Dùng soft filter, hà hơi lên mặt ống kính, viện trợ phần mềm chỉnh ảnh là những cách nên dùng.

Tóm lại, hiện tượng Flare tốt hay không tùy thuộc vào từng hoàn cảnh chụp; tùy thuộ c vào ý đồ của từng nhiếp ảnh gia. Nếu để flare tự nhiên thì rất có thể bức ảnh của bạn không thể sử dụng. Còn nếu biết vận dụng flare một cách sáng tạo thì bạn sẽ có những bức ảnh với chủ thể cực kỳ ấn tượng. Còn chần chừ gì nữa, hãy thể hiện ngay tay nghề của mình với hiệu ứng này nhé!

Nguồn: webnhiepanh.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *