Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật mạnh mẽ hiện nay, internet càng ngày càng phổ biến đến mọi người dân trên thế giới. Internet là thế giới thông tin, kiến thức rộng lớn. Nó có khả năng giúp con người học hỏi, kết nối, giao thương. Qua đó giúp nâng cao tiềm lực xã hội. Việc người dân tiếp cận được với internet cũng phần nào thể hiện quốc gia đó phát triển ở trình độ như thế nào. Vì vậy nên các quốc gia đều rất coi trọng mạng lưới internet của nước mình. Nhất là một cường quốc mạnh về kinh tế và khoa học công nghệ như Mỹ.
Tuy nhiên, thực tế sử dụng internet ở nước này đối với người dân khá đắt đỏ. Nhiều gia đình thu nhập thấp phải chịu không sử dụng internet. Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước, tình cảnh này đã được giảm bớt. Nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy Hoa Kỳ vẫn còn 7% số người trưởng thành không hề động đến internet.
Kết quả khảo sát tại Mỹ
Dựa trên một cuộc khảo sát toàn quốc được thực hiện từ ngày 25/1 đến 8/2 vừa qua. Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) đã phát hiện ra rằng. Vẫn còn khoảng 7% người trưởng thành ở Mỹ không sử dụng Internet. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew thì tuổi tác là yếu tố quyết định lớn nhất đến việc sử dụng Internet. Ngoài ra còn kèm thêm các yếu tố quyết định khác là trình độ học vấn và thu nhập hộ gia đình.
Theo kết quả khảo sát, 25% người từ 65 tuổi trở lên không sử dụng Internet. 14% những người có trình độ học vấn trung học trở xuống không sử dụng Internet. Những người sống trong các hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 30.000 USD “có nhiều khả năng… báo cáo không sử dụng internet”. Nhiều hơn những người trưởng thành trong các hộ gia đình có thu nhập hàng năm là 75.000 USD.
Số người không được dùng internet đã giảm nhờ chính sách của chính phủ
Hai nhà phân tích Andrew Perrin và Sara Atske của Trung tâm Nghiên cứu Pew đã viết trong một bài đăng trên blog cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Họ lưu ý rằng: “Mặc dù một số nhóm có tỷ lệ chấp nhận Internet liên tục thấp hơn. Nhưng phần lớn người Mỹ hiện đang trực tuyến nhờ vào các chương trình dịch vụ xã hội. Và các chính sách của chính phủ đang khuyến khích việc sử dụng Internet ở các khu vực chưa được phục vụ. Theo thời gian, dân số ngoại tuyến của quốc gia đã giảm dần. Và đối với một số nhóm đối tượng, sự thay đổi đặc biệt ấn tượng. Ví dụ, 86% người lớn từ 65 tuổi trở lên không truy cập mạng vào năm 2000. Thì hiện nay con số đó đã giảm xuống chỉ còn 25%”.
Tài trợ cho việc triển khai cơ sở hạ tầng băng rộng ở nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách số là một ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang. Khoản tài trợ mới nhất đến từ cuộc đấu giá của Quỹ Cơ hội kỹ thuật số nông thôn (RDOF). Khoản tài trợ này tạo tiền đề cho việc phân bổ 9,23 tỷ USD. Số tiền dự kiến sẽ thực hiện trong thập kỷ tới. Nó nhằm để hỗ trợ triển khai băng rộng tốc độ cao ở nông thôn.
Đã có 180 nhà thầu chiến thắng trong cuộc đấu giá RDOF. Tính trong tổng số gần 400 nhà thầu đủ điều kiện. Những đối thủ cạnh tranh đó đấu thầu quyền xây dựng dịch vụ internet với sự hỗ trợ của liên bang trong các lĩnh vực cụ thể. Và họ sẽ nhận được trợ cấp hàng năm trong vòng mười năm. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho biết. 9,23 tỷ USD sẽ được sử dụng ở 49 tiểu bang và một vùng lãnh thổ. Nhằm để kết nối gần 5,3 triệu địa điểm trong 61.766 nhóm điều tra dân số đủ điều kiện.
Mỹ đang cố gắng để mọi người dân Mỹ đều có quyền truy cập internet chất lượng cao
Đầu tháng này, Tổng thống Biden đã giới thiệu một gói cơ sở hạ tầng và việc làm khổng lồ trị giá 2,3 nghìn tỷ USD. Nhằm mục đích định hình lại nền kinh tế Mỹ. Kế hoạch cơ sở hạ tầng đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Bao gồm 174 tỷ USD cho xe điện. 50 tỷ USD cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn. Và 100 tỷ USD để xây dựng mạng băng rộng tốc độ cao trên khắp đất nước. Trong một bài phát biểu vào ngày 14/4 vừa qua, Tổng thống Biden cho biết: “Chúng tôi sẽ đảm bảo mọi người dân Mỹ đều có quyền truy cập Internet tốc độ cao, chất lượng cao với giá cả phải chăng”. Chính quyền đã dành 20 tỷ USD trong tổng số tiền để triển khai băng rộng.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hiện có khoảng 3,5 tỷ người trên toàn cầu không được tiếp cận với dịch vụ băng rộng tốc độ cao và đáng tin cậy. Vào tháng 2 vừa qua, WEF đã tuyên bố thành lập Liên minh EDISON. Liên minh này để “tăng tốc và thúc đẩy sự hợp tác chưa từng có giữa cộng đồng CNTT-TT và các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế”. Đi kèm với mục tiêu là “phát triển nhanh chóng kỹ thuật số”.
Nguồn: vietnamnet.vn