Hàng xuất khẩu của Việt Nam được EVFTA hỗ trợ

Chưa phân loại
Mất:6 phút, 41 giây để đọc

Xét về hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, thì ngày càng phát triển hơn. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể lấy để minh chứng cho điều này. EVFTA đã có hiệu lực gần 1 năm và đã có tới gần 4000 lô hàng được doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ. Hàng may mặc, giày dép, tùy sản, ngũ cốc… được cấp C/O EUR.1. Việt Nam cũng đang được hưởng thuế quan phổ cập từ EU. Trong lộ trình 7 năm thì Việt Nam được phép chuyển đổi GSP thành EVFTA. Các mặt hàng được dùng để xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn. Thậm chí côn trùng cũng còn được xuất khẩu sang EU.

Các mặt hàng xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Các mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, hàng dệt may, nông sản. Ngoài ra còn có sản phẩm từ ngũ cốc, hàng điện tử. Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU. Ví dụ như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp.

Một số quy định xuất khẩu

Quy tắc xuất xứ trong EVFTA được quy định tại thông tư 11 của Bộ Công Thương. Ban hành vào ngày 15/6/2020. Tức là 1 tuần sau khi Quốc hội phê chuẩn EVFTA. Và một tháng rưỡi trước khi EVFTA có hiệu lực. Đây là một trong những nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương. Giúp cho việc ban hành, để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thời gian để tìm hiểu kỹ về nội dung này. Qua đó để đảm bảo hàng hóa của mình khi sang EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. Thông tư này quy định rất cụ thể, rõ ràng. Hàng hóa phải đảm bảo những tiêu chí gì để được xem như đáp ứng tiêu chí của EVFTA.

Đơn cử, với mặt hàng nông sản. Đây là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang EU. Được phân thành hai loại hàng hóa. Thứ nhất là loại có xuất xứ thuần túy. Có thể kể tới như cây trồng, sản phẩm được trồng, thu hoạch tại nước thành viên. Ví dụ, cà phê trồng tại Đắk Lắk được coi là sản phẩm có xuất xứ thuần túy của Việt Nam. Và khi xuất khẩu sang EU sẽ được hưởng ưu đãi 0% đối với mặt hàng này. Nếu có giống cà phê Thái Lan trồng tại Việt Nam. Thì sản phẩm đó cũng được coi là sản phẩm xuất xứ thuần túy. Đối với vật nuôi, hiệp định quy định động vật sống sinh ra và lớn lên tại nước thành viên thì được coi có xuất xứ tại Việt Nam.

Các mặt hàng không thuần túy

Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy. Chỉ có thể được hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi cơ bản. Hạn mức nguyên liệu và công đoạn gia công, chế biến. Lấy ví dụ, Bỉ và Thụy Sỹ nổi tiếng về sản phẩm socola. Thế nhưng nguyên liệu sản xuất là ca cao chủ yếu nhập khẩu từ châu Phi.

Các mặt hàng không thuần túy

Tuy nhiên, do hai quốc gia này làm chuyển đổi cơ bản bản chất hàng hóa thành kẹo socola. Do đó, đáp ứng tiêu chí chuyển đổi cơ bản nên vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Riêng với hàng nông lâm thủy sản thì khác. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý. Đặc biệt là đối với các bản kê khai thu mua nông sản. Do nông sản chúng ta thu mua ở các hộ nông dân rất nhiều. Trong khi đó, các hộ nông dân, thương lái chưa chắc đã có các chứng từ. Khó mà có thể chứng minh được theo quy định của EU.

Do đó, doanh nghiệp cần áp dụng các hướng dẫn của Bộ Công thương liên quan đến bản kê khai về vùng nguyên liệu, diện tích, mùa vụ…. và lưu trữ cẩn thận, để có thể chứng minh hàng hóa có xuất xứ. Tránh trường hợp lúc xuất khẩu thì được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vài năm sau, khi kiểm tra lại, chứng từ không đủ hoặc mất thì EU sẽ truy thu lại tiền thuế mà doanh nghiệp đã được hưởng.

Chứng nhận để tránh gian lận

EVFTA hiện cho phép áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (C/O mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định. Trước khi áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ thông báo tới EU và ban hành hướng dẫn trong nước. Cơ chế xác minh xuất xứ trong Hiệp định EVFTA là cơ chế xác minh giữa cơ quan chính phủ và cơ quan chính phủ (G to G), thời gian hai bên phối hợp thực hiện xác minh xuất xứ hồ sơ giấy là 10 tháng.

Trong trường hợp nước nhập khẩu liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc nước xuất khẩu thiếu hợp tác, không cho nước nhập khẩu kiểm tra xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, hai bên cùng bàn biện pháp khắc phục. Sau 30 ngày không đạt được đồng thuận, vụ việc được đưa lên Ủy ban thực thi Hiệp định và sau 60 ngày không đạt được biện pháp giải quyết, bên nhập khẩu áp dụng biện pháp tạm dừng ưu đãi. Thời gian áp dụng tạm dừng ưu đãi là 3 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.

Ưu đãi thuế xuất khẩu

Hiện nay, EU vẫn dành cho Việt Nam cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo nguyên tắc, khi một quốc gia ký FTA với EU và hiệp định đó có hiệu lực thì GSP sẽ kết thúc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu EVFTA có hiệu lực, do các bước cắt giảm thuế trong biểu cam kết thuế quan của EU nên thuế quan ưu đãi của EU tại thời điểm EVFTA có hiệu lực có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang được hưởng trong GSP. Chính vì vậy, EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA với lộ trình 7 năm.

Ưu đãi thuế xuất khẩu

Xuất khẩu cả côn trùng

Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg vừa cho biết Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm từ côn trùng vào thị trường EU kể từ ngày 15/2. Kết quả này có được sau thời gian dài phía Việt Nam nộp và cung cấp đầy đủ các hồ sơ cho Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm EU (DG-SANTE).

Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 sau Canada, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Thái Lan được xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU. Hiện thực phẩm làm từ côn trùng chưa được sử dụng nhiều nhưng các nhà dinh dưỡng học dự báo côn trùng chính là nguồn thực phẩm dự trữ của tương lai. Việc EU cho phép Việt Nam xuất khẩu thực phẩm làm từ côn trùng được dự báo có thể tạo ra một động lực mới cho ngành thực phẩm.

Nguồn: Ndh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *