Hiện nay giá gạo đang bị tụt giảm liên tiếp. Tại khu vực ĐBSCL thì đang ở cuối vụ Đông Xuân. Giá gạo giảm theo đà 100-300 đồng/cân. Tại quý 1 của 2021 thì hơn 600 triệu usb là giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì giảm tới 17%. Đây là một con số khá đáng kể, cho thấy tình trạng không khả quan của mặt hàng Việt Nam này. Tuy nhiên thì có thể trong thời gian tới, điều tích cực sẽ tới. Dự đoán trong 1-2 tháng tới mọi thứ sẽ ổn định và tăng đều trở lại. Hiện giá gạo Việt Nam vẫn đang ở mức cao nhất thế giới.
Giá gạo đồng loạt giảm
Tại An Giang, giá lúa tươi các loại hôm nay đồng loạt giảm từ 100-300 đồng so với cuối tuần trước. Cụ thể, nếp vỏ tươi giảm 100 đồng, xuống còn 4.900 – 5.100 đồng/kg; nếp Long An giảm 200 đồng còn 5.000 – 5.200 đồng/kg; IR 50404 giảm 300 đồng, còn 5.800 – 6.000 đồng/kg; OM 9577, OM 9582 giảm 300 đồng, còn 6.050 đồng/kg; Đài thơm 8 giảm 100 đồng, xuống còn 6.200 – 6.400 đồng/kg; OM 5451 giá 6.000 – 6.200 đồng/kg, giảm 100 đồng; Nàng Hoa 9 giá 6.100 – 6.200 đồng/kg, giảm 100 đồng; OM 6976 giá 6.100 – 6.200 đồng/kg, giảm 200 đồng; OM 18 giá 6.000 – 6.200 đồng/kg, giảm 200 đồng. Riêng lúa Nhật giữ giá ổn định ở mức 7.500 – 7.600 đồng/kg.
Theo các thương lái, do vào cuối vụ thu hoạch lúa Đông xuân, chất lượng gạo Việt Nam kém nên giá lúa sụt giảm mạnh. Với giá gạo, hôm nay có xu hướng giảm nhẹ so với tuần trước. Hiện gạo NL IR 504 ở mức 8.350-8.400 đồng/kg, giảm 100 đồng; gạo TP IR 504 ở mức 9.900 đồng/kg, giảm 300 đồng; tấm 1 giá 8.400 đồng/kg, giảm 200 đồng; cám vàng 6.250 đồng, giảm 100 đồng.
Tình trạng giá gạo hiện nay
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ ổn định ở mức 483-487 USD/tấn với gạo 5% tấm. Giá này là 458-462 USD/tấn với gạo 25% tấm. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan, trong quý I xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 606 triệu USD. Giảm 17,4% so với cùng kỳ.
Hiện Philippines vẫn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam. Cụ thể, tính chung 2 tháng đầu năm, Philippines nhập 255.874 tấn. Tương đương 137,63 triệu USD. Chiếm 39% trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Đó là 38,3% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy vậy, con số này so với cùng kỳ đã giảm 28,3% về lượng. Và là 11% về giá trị so với cùng kỳ.
Nhiều thương nhân xuất khẩu gạo cho biết, hiện doanh nghiệp đang tích cực hoàn tất sớm những đơn hàng đã ký cho đối tác. Riêng đơn hàng mới, do chưa đạt thỏa thuận về giá (bởi ảnh hưởng tăng cước container nên giá gạo Việt hiện cao) nên nhiều đơn vị chưa dám ký thêm.
Giá gạo 2 tháng đầu năm tụt giảm
Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản cho biết sản lượng xuất khẩu gạo tháng 2 ước đạt 290.000 tấn. Trị giá lên tới 160 triệu USD. Nâng tổng sản lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên 638.000 đạt 352 triệu USD, giảm 31,4% về khối lượng và giảm 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến trầm lắng trong tháng 2 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đồng thời, nguồn cung bắt đầu tăng khi nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân trở lại. Cụ thể, tại An Giang lúa IR50404 giữ ở mức 6.800 đồng/kg, lúa OM 2514 giữ ở mức 6.700 đồng/kg, lúa gạo thường ở mức 10.500 đồng/kg và gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.500 đồng/kg. Tại Kiên Giang, giá lúa IR50404 ổn định ở mức 7.300 – 7.400 đồng/kg, lúa OM 6976 ở mức 7.500-7.800 đồng/kg.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết xuất khẩu gạo giảm do thời điểm đầu năm chưa phải là dịp cao điểm nhập khẩu vì thương nhân thường mua dự trữ trước dịp Tết. Mặt khác, nguồn cung gạo trong nước cũng ở mức thấp do việc thu hoạch vụ Đông Xuân chưa vào chính vụ, giá lúa gạo đang ở mức cao khiến thương nhân thu mua và đối tác nước ngoài đều có tâm lý chờ giá gạo giảm. Việc thiếu hụt container rỗng đẩy giá cước vận chuyển tăng cao cũng khiến hoạt động xuất khẩu gạo có nhiều hạn chế.
Nguồn: Ndh.vn