Việc xuất khẩu rau quả dựa theo đề án sẽ tăng gấp 2-3 lần hiện tại. Cụ thể hơn là tới năm 2030 nó cần đạt kinh ngạch xuất khẩu là khoảng 10 tỷ đô. Trong tổng số kinh ngạch xuất khẩu, rau quả sẽ phải chiếm tối thiểu 30%. Qua đó thì vào thời điểm 2030 hàng Việt Nam mới lọt được vào top 10 quốc gia toàn cầu trong chế biến nông sản. Để đạt được như vậy, chúng ta cần vượt qua rất nhiều thách thức. Cụ thể hơn đó là phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường số lượng nhà máy chế biến, thậm chí là nghiên cứu giống mới có năng suất cao.
Đề án được phê duyệt
Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 vừa được Thủ tướng phê duyệt. Đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD. Thời điểm là vào 2030. Sẽ là gấp 2-3 lần so với hiện nay. Trong đó giá trị xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên. Đồng thời, tổn thất sau thu hoạch rau quả giảm bình quân trên 1%/năm. Công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm. Gấp 2 lần so với năm vừa qua.
Đề án cũng đặc mục tiêu thu hút đầu tư mới 50-60 cơ sở chế biến rau quả. Các cơ sở sẽ có quy mô lớn và vừa. Xây dựng và phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến rau quả hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới với khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam có trên 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu. Mọi nơi đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến. Mục tiêu này không hề đơn giản. Bởi vì mỗi năm Việt Nam sản xuất được 26 triệu tấn rau củ quả. Thế nhưng chỉ có 1 triệu tấn được qua chế biến.
Thiếu hụt so với nhu cầu
Nằm giữa vùng nguyên liệu lớn 52.000 ha rau củ quả của Hải Dương. HTX Hưng Việt có hệ thống kho xưởng lớn với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng. Riêng tiền điện mỗi tháng cho 12 kho lạnh là 200 triệu đồng. Quy mô như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ nhập trữ nông sản giá rẻ khi rộ vụ. Vậy nên vẫn không đáp ứng đủ đơn hàng từ nhiều quốc gia khác nhau.
Ông Tăng Xuân Trường, Giám đốc HTX Hưng Việt cho biết. Với diện tích kho doanh nghiệp hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 10%. Tương đương khoảng 2.000 tấn mà thôi. Không được bao nhiêu so với nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm cà rốt sau khi được sơ chế, khử trùng được trữ trong kho lạnh ở nhiệt độ âm 3-10o C. Đây là yêu cầu đầu tiên cũng là quan trọng và khó nhất đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư một kho lạnh gần 200m2 trên đất nhà phải tốn hơn 1 tỷ đồng. Tháng nào trữ hàng doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí tiền điện. Điều này khiến xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương chế biến tiêu thụ khoảng 74.000 tấn cà rốt mỗi năm. Nhưng chỉ có 1 HTX và 10 hộ dân có khả năng xây kho, xưởng đủ điều kiện chế biến xuất khẩu.
Thời gian và kho không đủ dùng
Ông Vương Đức Dũng, Bí thư xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cho biết. Thời gian đưa cà rốt vào cấp đông mất 24-30 tiếng. Do thiếu kho nên tốc độ thu hoạch, sơ chế, đóng gói để cung cấp sản lượng theo đơn đặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của bên mua. Không đủ tiền, đất làm kho rộng, doanh nghiệp phải thuê nhiều container tạm trữ cà rốt. Tiền điện tốn thêm gấp rưỡi so với kho thường. Thế nhưng sau đó vẫn tốn thêm công bốc dỡ sang kho cấp đông.
Ông Hồ Viết Hoàn, Giám đốc HTX Hoàng Nam Phát, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cho biết. Hiện kho của HTX trữ được khoảng 300 tấn. Thế nhưng đơn hàng rất nhiều nên phải thuê thêm 10 công nữa. Mỗi tháng mất thêm chi phí 12 triệu tiền điện mỗi container.
Câu chuyện vừa nêu cho thấy vùng nguyên liệu thì thiếu nhà máy. Nhưng chiều ngược lại nhiều nhà máy nhưng cũng thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân là do hầu hết các loại rau củ quả được sản xuất theo mùa vụ. Nhất là với trái cây và rau củ. Vì vậy, nếu không có quy hoạch và tính toán cụ thể các khâu. Từ vùng trồng, kho bảo quản cho đến phương án sản xuất thì việc thừa thiếu nguyên liệu vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Các vùng nguyên liệu bị teo nhỏ
Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Hội Vũ xây dựng tại Hà Nam từ hàng chục năm trước. Khi địa phương vẫn có chủ trương phát triển vùng nông sản nguyên liệu lớn. Một vài năm trở lại đây, dây chuyền sản xuất của nhà máy này chỉ chạy 40% công suất thiết kế. Trước đây mỗi năm xuất khẩu 600 container dưa chuột, ngô ngọt chế biến. Thì nay giảm xuống còn 1/3 mà thôi. Nguyên nhân là các vùng nguyên liệu tại Hà Nam ngày càng teo nhỏ. Các nhà máy phải tìm mua nguyên liệu từ nhiều tỉnh xa mà vẫn thiếu trầm trọng.
Ông Khuất Duy Hùng, Giám đốc Công ty TNHH chế biến nông sản xuất khẩu Hội Vũ cho biết. Giá xuất khẩu đi Nga không thay đổi chút nào. Thế nhưng giá mua nguyên liệu vụ vừa rồi tăng 30%. Doanh nghiệp không có lãi thậm chí còn phải bù lỗ.
Nhiều địa phương giờ đã trồng cà rốt. Thế nhưng sản phẩm này không trồng được mùa nóng. Hàng chục nhà xưởng phải bỏ không nhiều tháng. Ông Nguyễn Đức Thuật, Giám đốc HTX dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cho biết: “Chúng tôi chỉ làm cà rốt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Cho nên những tháng còn lại kho lại bỏ trống”.
Phát triển không hề đơn giản
Thực tế cho thấy việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến là vấn đề lớn đối với quy hoạch và là thách thức để hiện thực hóa mục tiêu nằm trong top 10 quốc gia chế biến nông sản trên thế giới như đề án đặt ra. Vì vậy, ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mong muốn có cơ chế chính sách riêng và mạnh cho lĩnh vực chế biến để tạo động lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào chế biến sâu.
Ngoài ra, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng dựa trên vùng nguyên liệu, nhà nước có chính sách trong việc quy hoạch nhà chế biến rau quả để đảm bảo mỗi nhà máy đáp ứng được việc chế biến cho vùng sản xuất ở khu vực đó, giảm thiểu việc cạnh tranh giữa mỗi nhà máy.
Nghiên cứu các giống mới
Việc nghiên cứu, chọn tạo các loại giống rau quả có năng suất, chất lượng, chống chịu tốt với hạn, mặn và sâu bệnh được yêu cầu đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc sản xuất rau quả hữu cơ, thực hiện tốt các biện pháp thâm canh bền vững được yêu cầu tập trung phát triển và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để có thể thu hoạch thay thế hoặc rải vụ, khắc phục và hạn chế tính thời vụ. Hoạt động sản xuất rau sẽ từng bước được chuyển đổi số dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu về đất đai, cây trồng, môi trường, thời tiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh việc phát triển thị trường nước như thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”, việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng được chú trọng. Trong đó, việc đa dạng hóa thị trường được ưu tiên phát triển, phát triển những thị trường tiềm năng, trọng điểm và tận dụng những thị trường mà rau quả Việt có lợi thế.
Cụ thể, sản phẩm rau quả tươi tập trung vào thị trường có khoảng cách địa lý gần hoặc tương đối gần để giảm chi phí dịch vụ logistics và tỷ lệ hao sản phẩm nhất là những thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Sản phẩm rau quả đặc sản, rau gia vị tập trung vào thị trường các nước phát triển có nhiều người Việt Nam sinh sống như EU, Mỹ, Australia và Trung Đông.
Nguồn: Ndh.vn