Con người trong thời đại kỹ thuật số

Chưa phân loại
Mất:8 phút, 22 giây để đọc

Chuyển đổi số và kỹ thuật số hiện nay được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên con người trong thời đại kỹ thuật số phải sống như thế nào để có cuộc sống tương lai thích hợp. Chọn lọc thông tin và xử lý thông tin cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt trong thời buổi bùng nổ thông tin và công nghệ như hiện tại. Sẽ có những lợi ích tuy nhiên những tiềm tàng thách thức trong tương lai đối với con người cũng rất nhiều. Sống sao cho đúng, sống sao cho phù hợp cũng là câu hỏi được đặt ra. Việc cung cấp thông tin chính xác ra bên ngoài nó cũng quan trọng như việc bạn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc. Bạn là người phải đưa ra được đánh giá đúng đắn nhất.

Thời đại kỹ thuật số tác động lên con người

Thời gian gần đây, việc Facebook yêu cầu người dùng sử dụng tên thật của mình trên mạng xã hội này đã khiến không ít người phản ứng gay gắt, trong điều khoản sử dụng có phần giải thích: “Facebook là một cộng đồng nơi mọi người sử dụng danh tính thật của mình. Chúng tôi yêu cầu mọi người cung cấp tên được sử dụng trong đời thực, như vậy bạn sẽ luôn biết mình đang kết nối với ai, và sẽ giúp cho cộng đồng được an toàn”.

Chuyện đúng/sai vẫn đang được cộng đồng tranh cãi, nhưng sự thay đổi này của Facebook mang một hàm ý quan trọng hơn: mạng xã hội đang trở nên kém an toàn và người ta đang tìm cách bảo vệ nó.

Quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số

Trong cuốn The New Digital Age,có một chương viết khá quan trọng là “Nhân thân, quyền công dân và việc đưa tin trong tương lai”, trong bài viết này, hai tác giả đề cập đến những vấn đề liên quan đến đời tư và quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số. Không ở tương lai xa xôi gì, ngay lúc này mỗi hành động, mỗi mẩu thông tin được bạn gửi qua mạng cũng có thể được tập hợp lại thành một bản hồ sơ dài của bạn trong tương lai.

Mạng xã hội có thực sự an toàn

Đối với trẻ em và thanh niên, động cơ muốn được khoe với người khác lấn át mối hiểm họa xa xôi và mơ hồ của việc phơi bày bản thân trên mạng, ngay cả khi đã biết được những hậu quả của việc làm này qua những ví dụ liên quan đến những nhân vật nổi bật trong công chúng.

Cho đến khi một người bước vào tuổi 40 thì anh ta hay cô ta đã tích lũy và lưu giữ một câu chuyện dài đầy đủ trên mạng về bản thân mình, tất cả những sự kiện có thật và không thật, tất cả những sai lầm và tất cả những thành công trong tất cả mọi giai đoạn cuộc đời của anh ta hay cô ta. Ngay cả những tin đồn cũng sẽ tồn tại vĩnh viễn. Với một viễn cảnh được dự báo trước, hẳn bạn sẽ có gợi ý tốt cho những việc làm và lời nói của mình trên thế giới Internet. Có phải giờ đã không còn là ảo nữa?

Trên thực tế, Facebook không phải là mạng xã hội đầu tiên yêu cầu tên thật. Cyworld, một mạng xã hội cực kỳ phổ biến tại Hàn Quốc từ đầu những năm 2000. Nó đã yêu cầu người dùng không chỉ cung cấp tên thật mà còn cả số chứng minh nhân dân. Mạng xã hội giờ đây là chiều không gian được mở rộng hơn của thế giới thực.

Thông tin cần được chọn lọc

Thời đại này đời sống con người được hỗ trợ tối đa bởi công nghệ. Và sẽ ngày càng được hỗ trợ nhiều hơn, các tiếng nói khác nhau cũng vì thế được tạo điều kiện để xuất hiện nhiều hơn.

Sẽ có nhiều cách thức để thể hiện sự khác biệt (sử dụng mạng xã hội, viết blog, phát tán video. Sẽ có nhiều người tham gia vào các diễn đàn với nhiều ý kiến trái chiều. Một người có thể chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tham gia lên tiếng nói ủng hộ hay phản đối mà không nhất thiết phải nêu danh tính.

Bảo vệ cá nhân mình trong thời đại số

Mặc dù vậy, số lượng có thể không đi kèm với chất lượng. Hai tác giả đã dẫn lời Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ: “Khó có thể tưởng tượng ra hình ảnh những người như de Gaulle và Churchill kêu gọi sự ủng hộ trên Facebook. Trong thời đại siêu kết nối mạng, tôi không thấy có người sẵn sàng bảo vệ lập trường cá nhân. Và có đủ sự tự tin để một mình đứng dậy đương đầu với thách thức. Khả năng lãnh đạo độc lập là một phẩm chất cá nhân. Đồng thời nó sẽ không được tạo ra bởi một cộng đồng đám đông”.

Bảo vệ cá nhân mình trong thời đại số, không chỉ ở những hành động hay thông tin bạn phát đi. Bên cạnh đó còn bao gồm cả những thông tin nhận về. Mỗi cá nhân sẽ luôn phải tự đánh giá và sàng lọc nguồn tin của mình. webthoisu hy vọng rằng bạn có thể chọn lọc được thông tin hữu ích cho mình.

Sách vẫn là nguồn thông tin hữu ích

Trong thời đại số hóa này, khi mà cách thức người ta tiếp nhận thông tin đã đa dạng hơn rất rất nhiều, từ báo, điện thoại, nghe đài, tivi, mạng xã hội,…, thì các tốt nhất để mỗi người chúng ta trau dồi kiến thức, tư duy và sự sáng tạo, vẫn là sách

Trước khi sách ra đời, có những người rất giỏi trong xã hội nhưng không có cách gì chia sẻ tri thức cho người khác được. Họ chỉ gói gọn trọng một vài người xung quanh mình. Nhưng rồi sách ra đời đã tạo ra cuộc cách mạng trong hiểu biết của loài người. Sau đó sách được chép và in ấn và lan truyền. Con người đã tạo ra những bùng nổ về tri thức, kinh tế và xã hội. Một số chính quyền sợ sự bùng nổ này đến nỗi phải cấm sách, đốt sách. Nguyên nhân là để dân ngu mãi là ngu dân cho dễ bề cai trị. Sách đã từng là một thứ thiêng liêng nhất của người trí thức, học giả, của tầng lớp tinh hoa của xã hội.

Sống sao trong thời đại số?

Trong khi phần lớn mọi người đang tiếp nhận và hưởng lợi từ những thành tựu công nghệ của thời đại số. Những người xung quanh bạn, có ai đó gửi đi những hình ảnh về buổi party đêm qua lên Facebook. Hoặc ai đó khác tích cực tham gia tranh luận về chuyện con ruồi trong chai nước… Riêng bạn cảm thấy hoang mang hơn với tất cả những gì đang bày ra trước mắt. Đồng thời nếu không có kết nối Internet, không có cái gọi là “cộng đồng mạng”. Cuộc sống liệu có tốt đẹp hơn?

Bạn liệu từng không chỉ một lần hoang mang tự hỏi “Sống sao…?”. Nhưng bất chấp tất cả những mặt trái và những rủi ro tồn tại trong thời đại số. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu mà nó đem lại. Đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Bạn có từng nghĩ mình sẽ sống sao trong thời đại số?

Mọi người đều được sống được trong thời đại số hòa bình và thịnh vượng. Mỗi người dân và mỗi quốc gia phải có những “kế sách” và “nguyên tắc” riêng để bảo vệ mình. Nhưng nếu không phải ta đang sống trong thời đại số, những nguyên tắc ấy sẽ được giảm bớt? Câu trả lời chắc chắn là Không. Bởi thế, ta hãy cứ bình tĩnh sống chung và tận dụng mọi cơ hội tốt đẹp nhất mà nó mang lại.

Chính phủ cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên, Chính phủ cần xác định mình muốn gì ở trong chiến lược phát triển mới này. Chẳng hạn, Việt Nam cần xây dựng mới một hệ sinh thái tương tự những gì các nước làm. Hay muốn tận dụng hệ sinh thái đó và chỉ phân chia lại lợi ích? Chúng ta muốn có kênh như Youtube hay chỉ cần các chính sách khuyến khích các công ty sản xuất nội dung (content), các công ty phân tích và xử lý số liệu và chính sách để phân chia lại lợi nhuận giữa Youtube với các công ty nội địa?

Thứ hai, chính phủ cần hiểu rằng xây dựng kinh tế kỹ thuật số là phân bổ lại nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Và lợi ích của các nhóm lợi ích theo cách thức hoàn toàn mới. Vì thế, cần có tư duy quản trị kinh tế hiện đại và mạnh mẽ hơn nữa. Tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ không chỉ quyết định bởi các hoạt động truyền thống. Để thích ứng với viễn cảnh đó, chúng ta cần có những người am hiểu xu hướng lớn toàn cầu. Đồng thời mạnh dạn đưa ra các ý tưởng và tìm kiếm các biện pháp khả thi.

Chính phủ không cần tưởng tượng là nền kinh tế chia sẻ sẽ như thế nào. Và điều đó để doanh nghiệp tự trả lời. Đó là lý do vì sao cần có chính sách hỗ trợ để hình thành nên các doanh nghiệp trụ cột. Nhưng điều này cần được tiến hành bằng cách kết hợp linh hoạt các công cụ thị trường. Và đây không phải công cụ kế hoạch hóa.

Nguồn: elleman.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *