Cùng với sự phát triển của công nghệ, các chiêu thức của những kẻ lừa đảo qua không gian mạng cũng ngày càng tinh vi. Một trong những mục tiêu phổ biến nhất của chúng là lừa lấy thông tin người dùng internet. Như thông tin ngân hàng, mật khẩu… Rồi sau đó, tiền trong tài khoản của bạn sẽ bỗng nhiên không cánh mà bay. Thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều phản ánh về việc người dùng bị lừa lấy thông tin vì đối phương mang danh nghĩa… Apple. Việc mạo danh này khiến người dùng Apple dấy lên những lo ngại. Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp là do người dùng không sành sỏi về công nghệ, lại cả tin. Còn kẻ gian thì nắm rõ tâm lý đó.
Những tin nhắn pop-up
Các tin nhắn pop-up cảnh báo máy của người dùng đã bị nhiễm virus. Tuy nhiên, chính những tin nhắn này mới tiềm tàng nguy hiểm. Người dùng Macbook đôi lúc sẽ nhận được những tin nhắn dạng pop-up cảnh báo về vấn đề máy tính bị trục trặc hoặc nhiễm virus. Điều đặc biệt là những thông báo này lấy tên tuổi Bộ phận hỗ trợ của Apple. Khiến người dùng tin tưởng và gọi đến một đường dây hỗ trợ giả mạo. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò lừa đảo của tin tặc. Đoạn thông báo được kẻ gian thiết kế tinh vi như từ chính Apple cung cấp. Trên thực tế, Apple không liên hệ với khách hàng thông qua cửa sổ trình duyệt. Khi nhận được những dạng tin nhắn thế này, bạn hãy tắt đi.
Cách thức lừa đảo
Cách thức hoạt động của chiêu trò này rất đơn giản. Sau khi lừa người dùng gọi đến số hỗ trợ khách hàng giả mạo. Những kẻ lừa đảo ở đầu dây bên kia sẽ hỏi thông tin tài chính. Sau đó yêu cầu người dùng tải xuống công cụ chẩn đoán. Đợi đến lúc người dùng tải bộ công cụ thành công. Kẻ xấu sẽ được cấp quyền can thiệp vào máy tính của người dùng. Cuối cùng, kẻ gian sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản. Những người cả tin sẽ cho rằng đây là một khoản chuyển tiền tạm thời. Họ bị lừa rằng việc chuyển tiền là một phần của dịch vụ khách hàng miễn phí mà Apple cung cấp.
Làm thế nào để cảnh giác?
Theo nhà báo công nghệ người Mỹ, Jennifer Jolly, những trò lừa đảo nói trên chủ yếu nhắm đến những người cao tuổi. Họ thường là những người dùng thiếu kinh nghiệm phân biệt giữa hệ thống cảnh báo thật và lừa đảo. “Mẹ tôi bị lừa mất 2.000 USD. Bà đã báo cho ngân hàng ngay lập tức. Phía ngân hàng cho biết họ không thể làm gì. Cô ấy là nạn nhân của những vụ lừa đảo theo kiểu “hỗ trợ công nghệ” nhằm vào người lớn tuổi ở Mỹ. Kẻ xấu đã đánh cắp được hàng tỷ USD trong vài năm qua.” Jolly chia sẻ.
Theo lời khuyên của Apple, khi duyệt web, nếu bạn thấy thông báo trúng thưởng hoặc cảnh báo sự cố, đừng tin vào nó. Những loại thông báo pop-up này thường là quảng cáo lừa đảo. Chúng được thiết kế để lừa thông tin cá nhân hoặc tiền của bạn. Đừng gọi đến số điện thoại hoặc nhấp vào các liên kết. Hãy tắt toàn bộ chúng đi. Điều quan trọng là nếu bạn thực sự lo lắng về máy tính của mình, hãy gọi trực tiếp cho bộ phận hỗ trợ của Apple.
Không chỉ Apple, ngày cả người dùng điện thoại Android cũng dễ dàng gặp phải những tin nhắn lừa bịp thế này. Dù trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng nên liên hệ trực tiếp với nhà cũng cấp thấy vì làm theo các mệnh lệnh xa lạ trên mạng. Chỉ cần chú ý phân biệt, cảnh giác với các nguồn liên hệ không rõ gốc gác, đồng thời có ý thức bảo vệ bí mật thông tin của mình, bạn sẽ tránh được rất nhiều mối họa mất tiền oan.
Nguồn: zingnews.vn