Hẳn chúng ta đều có không ít lần bị quấy rầy bởi những tin nhắn, cuộc gọi rác không rõ nguồn gốc. Các cuộc gọi, tin nhắn này đa phần đều là tin quảng cáo, nhưng khiến người nhận được cảm thấy vô cùng phiền chán vì bị quấy rối và mất thời gian, mà không biết làm cách nào để loại bỏ chúng. Sự bục bội này đã trở thành mối nhức nhối của nhiều người trong xã hội. Hơn nữa, bên cạnh những tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo bán hàng, còn có nhiều kẻ gian lợi dụng mạng công nghệ viễn thông để lừa đảo, hòng lấy thông tin người dùng rồi đánh cắp tài sản. Để dẹp bỏ vấn nạn do tin nhắn rác, cuộc gọi rác gây ra, Bộ Thông tin và truyền thông đang triển khai mạnh tay xử lý.
Tin nhắn rác, cuộc gọi rác là gì?
Nghị định 91 của chính phủ đã xác định tin nhắn rác, cuộc gọi rác là hoạt động quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng. Hoặc là tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo có nội dung vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật. Tại Việt Nam, hành vi của những cá nhân, đơn vị gửi thông tin rác (tiếng Anh gọi là spammer) được đánh giá vô cùng tinh vi. Các đối tượng gửi thông tin rác thường xuyên thay đổi nội dung. Thay đổi số điện thoại hoặc tần suất gửi thư rác để qua mặt các hệ thống ngăn chặn.
Theo Nghị định 91, trong trường hợp gửi tin nhắn chào mời đăng ký quảng cáo đến các thuê bao. Đối tượng phát tán sẽ bị xử phạt với số tiền từ 60 – 80 triệu đồng. Nếu cố tình thực hiện hành vi nhắn tin, gọi điện vào các số điện thoại trong danh sách không quảng cáo. Đối tượng phát tán sẽ bị xử lý với số tiền phạt từ 80 – 100 triệu đồng.
Chiến dịch ngăn chặn “rác viễn thông”
Từ tháng 7/2020, Cục Viễn thông đã đưa ra hướng dẫn để các nhà mạng xử lý tình trạng “rác viễn thông“. Bao gồm SIM rác, cuộc gọi rác và tin nhắn rác. Đây là một phần trong chiến dịch chặn các cuộc gọi giả mạo, quấy rối người tiêu dùng. Do Bộ Thông tin & Truyền thông và các nhà mạng thực hiện. Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông vừa công bố số liệu mới nhất về ngăn chặn cuộc gọi rác, quấy rối người tiêu dùng. Theo báo cáo này, từ tháng 7/2020-3/2021. Các nhà mạng đã chặn 128.970 cuộc gọi có dấu hiệu nghi vấn là cuộc gọi rác.
Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng hệ thống kỹ thuật. Nhà mạng đã phát hiện và ngăn chặn gần 29,5 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Riêng trong 3 tháng đầu năm. Số cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo bị chặn là hơn 8,5 triệu cuộc. 128,000 thuê bao lừa đảo người dùng.
Các nhà mạng phối hợp triển khai biện pháp kỹ thuật số
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, 5 nhà mạng bao gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile và I-Telecom. Đã triển khai các giải pháp truyền thông và kỹ thuật. Để ngăn chặn cuộc gọi giả mạo số điện thoại, cuộc gọi rác quấy rối người tiêu dùng. Trong thời gian tới, Cục Viễn thông tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp quản lý. Xử lý vi phạm về SIM rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Ngoài ra, Cục Viễn thông cũng phối hợp với các nhà mạng. Để triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn cuộc gọi giả mạo số điện thoại. Ngăn chặn tình trạng mua bán SIM kích hoạt sẵn…
Người dùng có thể làm gì để chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác?
Vào tháng 7/2020, Cục Viễn thông đã ra văn bản gửi các nhà mạng. Yêu cầu thực hiện nghiêm việc ngăn chặn cuộc gọi rác. Trong văn bản này, cục đã thống nhất với các nhà mạng về cách hiểu thế nào là cuộc gọi rác. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của nhà mạng đối với việc ngăn chặn hành vi phát tán cuộc gọi rác. Bảo vệ người tiêu dùng. Người dùng có thể nhắn tin đến tổng đài 5656 để tham gia danh sách không nhận tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo. Hoặc để phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác. Trong trường hợp không thực hiện ngăn chặn cuộc gọi rác. Nhà mạng có thể bị xem xét xử lý theo quy định.
Cơ quan chức năng lưu ý người dùng cũng có thể và cần chủ động tham gia đóng góp hành động. Nhằm giải quyết dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Cụ thể, sau mỗi cuộc gọi từ số thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác. Nhà mạng sẽ gửi đi câu hỏi dưới dạng tin nhắn USSD để thu thập ý kiến người dùng. Lúc này, người dùng cần phối hợp trả lời tin nhắn. Để phản ánh cụ thể về nguồn phát sinh cuộc gọi rác.
Nguồn: zingnews.vn