“Chân dung Madam Phương” gây bất ngờ với giá 72 tỷ đồng

Chưa phân loại
Mất:5 phút, 1 giây để đọc

“Portrait de Mademoiselle Phuong” (Chân dung Madam Phương) tạo lập kỷ lục mới cho Việt Nam. Với mức giá trên sàn đấu giá lên tới hơn 72 tỷ đồng. Bức tranh đã được bán đấu giá thành công tại nhà đấu giá Sotheby ở Hồng Kông. Đây là bức tranh được nhà đấu giá Sotheby đánh giá rất cao. Là 1 trong những siêu phẩm của nền hội họa Việt Nam tại sàn đấu giá thời điểm này. Bức chân dung là bức tranh sơn dầu hiếm hoi của họa sĩ Mai Trung Thứ. Tác phẩm này đặc biệt hơn các tác phẩm khác của Mai Trung Thứ ở chỗ nó có kích thướng lớn hơn hẳn.

“Chân dung Madam Phương” ban đầu lên sàn đấu giá ở mức 7,5 – 9,3 triệu đô la Hồng Kông. Sau đó được đẩy lên tới mức giá hơn 24 triệu đô la Hồng Kông. Đây được đánh giá là mức giá cao kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật của 1 họa sĩ người Việt. Cùng webthoisu đánh giá xem bức tranh này nổi bật ở điểm nào nhé.

Tổng quan

“Portrait de Mademoiselle Phuong”, một họa phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ. Tác phẩm đã vừa được rao bán đấu giá tại Hồng Kông bởi nhà đấu giá Sotheby. Mức giá sau cùng được trả cho tác phẩm là 24.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương gần 72,5 tỷ đồng). Đây hiện được xem là mức giá cao kỷ lục trả cho một tác phẩm được thực hiện bởi một họa sĩ người Việt.

Chân dung Madam Phương là tác phẩm tranh sơn dầu hiếm hoi của Mai Trung Thứ

Tác phẩm “Chân dung Madam Phương” vốn có nhiều thập kỷ thuộc về một người phụ nữ gốc Việt. Đây là bộ sưu tập tranh danh giá “ngoại hạng” của Dothi Dumonteil. Bức tranh sơn dầu có kích thước 135,5 x 80cm được thực hiện vào khoảng năm 1930. Trên tranh có chữ ký của họa sĩ.

Tác phẩm đã từng xuất hiện trong một số phân cảnh của bộ phim từng được đề cử tại giải Oscar – “Mùi đu đủ xanh” (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng. Khi tác phẩm được đem trưng bày tại Paris (Pháp) hồi năm 1931. Tác phẩm đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của các nhà sưu tầm và sớm được hỏi mua.

Đỉnh cao sự nghiệp của Mai Trung Thứ

Bức tranh chân dung được đánh giá là một tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 – 1980), trong đó, người xem vừa nhìn thấy tài năng của ông trong lĩnh vực hội họa, vừa tìm thấy sự dịu dàng, tinh tế trong cách thức ông khắc họa chân dung phụ nữ.

Đây là tác phẩm có kích thước lớn nhất mà ông từng thực hiện trong sự nghiệp của mình và là một dấu ấn đậm nét trên con đường sáng tác hội họa của ông. Thời điểm thực hiện tác phẩm (năm 1930) là khi ông đang chuẩn bị cho việc tốt nghiệp tại trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội.

Đỉnh cao sự nghiệp của Mai Trung Thứ khi bức tranh được đấu giá tới 72 tỷ đồng

Tác phẩm sơn dầu này được đánh giá là đặc biệt hiếm có. Bởi họa sĩ Mai Trung Thứ chủ yếu quan tâm tới chất liệu tranh lụa trong phần lớn sự nghiệp của mình. Ban đầu tác phẩm được trưng bày tại triển lãm của trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Một năm sau, tác phẩm được trưng bày tại Paris. Sự kiện này đã mở đường để họa sĩ bước vào thế giới hội họa Châu Âu.

Tác phẩm được xem như một biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Á Đông, ngay từ tác phẩm đầu tiên này, họa sĩ Mai Trung Thứ đã thu hút sự quan tâm và khiến nhiều nhà sưu tầm hỏi mua, sự kiện đã đánh dấu việc ông bắt đầu đạt được danh tiếng tầm quốc tế, với phong cách hội họa được ghi nhận bởi cả giới chuyên môn và thị trường.

Mối liên hệ với bộ phim “Mùi đu đủ xanh” (1993)

Trong bộ phim điện ảnh “Mùi đu đủ xanh” (1993), một bộ phim đặc sắc của đạo diễn Trần Anh Hùng. Bức tranh từng xuất hiện trong một số phân cảnh; đồng thời mang theo nhiều ý nghĩa biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại.

Bức chân dung mang nhiều ý nghĩa biểu đạt trong tác phẩm điện ảnh đặc biệt này. Đó là một hiện thân đẹp đẽ phản chiếu những vẻ đẹp của Mùi; một cô gái đang trên con đường tìm thấy chính mình, khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong mình và cả niềm hạnh phúc đang chờ đợi cô ở phía trước.

“Mùi đu đủ xanh” nói về vẻ đẹp ở rất nhiều khía cạnh ẩn chứa và hiển hiện trong hình ảnh người phụ nữ. Còn tác phẩm “Chân dung Madam Phương” là một biểu tượng hội tụ những thông điệp ấy; rằng phụ nữ chính là người đưa lại vẻ đẹp và sức mạnh cho đời sống.

Kết luận

Tác phẩm này còn thâu tóm lại được những xúc cảm sâu sắc của họa sĩ dành cho nhân vật. Một phụ nữ quý phái vốn được cho là có mối quan hệ tình cảm với họa sĩ và khiến ông đặc biệt ngưỡng mộ, trân trọng. Thâu tóm những xúc cảm dành cho bà Phương; tác phẩm có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp của họa sĩ. Bởi cả chất liệu, kích thước, nhân vật và hoàn cảnh…

Tác phẩm chứa đựng thông điệp nhẹ nhàng và tinh tế về vẻ đẹp và vị trí của người phụ nữ trong gia đình, trong đời sống, họ mang trong mình những tiêu chuẩn đầy lý tưởng về vẻ đẹp ngoại hình, nội tâm, về đức hạnh, sự tháo vát, tài thu vén, họ xếp đặt êm ấm cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Nguồn: dantri.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *