Cách ngăn chặn viêm ngứa vùng kín tái phát

BỆNH PHỤ NỮ
Mất:4 phút, 44 giây để đọc

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh phụ khoa, viêm ngứa vùng kín. Vệ sinh kém: Nếu bộ phận sinh dục không giữ được thói quen vệ sinh tốt thì vi khuẩn. Nấm sẽ phát triển nhanh chóng, xâm nhập mạnh gây viêm nhiễm âm đạo, âm hộ. Hoặc do vệ sinh quá nhiều lần trong ngày. Vệ sinh bên trong quá sâu khiến môi trường mất cân bằng, vi khuẩn có hại càng có cơ hội tấn công.

Lây nhiễm qua hoạt động tình dục. Nam giới có thể lây nhiễm sang nữ giới qua đường tình dục. Các loại nấm, vi khuẩn, vi rút lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu, trực khuẩn, xoắn khuẩn, vi khuẩn kỵ khí, vi rút herpes sinh dục… xâm nhập vào tử cung và gây tổn thương, phá hủy sự cân bằng của hệ vi sinh vật, làm giảm chức năng miễn dịch của âm đạo tuyến phòng thủ. Các nguyên nhân khác như: stress (do stress làm suy giảm hệ miễn dịch), môi trường thay đổi đột ngột, phẫu thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ tránh thai, sảy thai…), phụ nữ mãn kinh.

Bệnh phụ khoa gây viêm ngứa vùng kín

Tình trạng ngứa và viêm âm đạo diễn ra rất thường xuyên; việc điều trị thường kéo dài rất khó điều trị dứt điểm. Mặc dù nhiều chị em đã tuân thủ chỉ định của bác sĩ và chú ý vệ sinh cá nhân khi điều trị viêm âm đạo ngứa nhưng bệnh viêm âm đạo ngứa vẫn tái phát.

viêm vùng kín

Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh viêm âm đạo ngứa vùng kín? Viêm âm đạo ngứa vùng kín là triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa điển hình. Chủ yếu do vi khuẩn và nấm (chiếm tới 85%). Bệnh này có thể gặp ở tất cả phụ nữ. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của phụ nữ.

Theo thống kê, mỗi người phụ nữ đều từng trải qua ít nhất một lần viêm nhiễm phụ khoa trong đời. Vì vậy, tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa của phụ nữ có khi lên tới 65%. Tình trạng chị em mắc bệnh phụ khoa và phải điều trị nhiều lần nhưng bệnh vẫn hay tái phát là không hề hiếm gặp.

Cần làm gì để viêm ngứa vùng kín không tái phát?

Để phòng tránh những hậu quả nguy hiểm của viêm nhiễm vùng kín; đặc biệt là viêm nhiễm dai dẳng tái phát nhiều lần, bệnh nhân cần lưu ý những thông tin sau:

Điều trị bệnh dứt điểm

Sau khi có triệu chứng viêm ngứa vùng kín, chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa để xác định tình trạng bệnh và có pháp đồ điều trị phù hợp. Chị em cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng thuốc nửa chừng ngay cả khi các triệu chứng viêm ngứa vùng kín đã hỏi hẳn.

Tái khám bác sĩ sau một thời gian điều trị

Việc tái khám có vai trò quan trọng nhằm khẳng định hiệu quả của điều trị viêm ngứa phụ khoa. Chị em nên tái khám sau khi quá trình điều trị hoàn tất; thời điểm tốt nhất là từ 2, 3 ngày sau khi hành kinh kết thúc.

Tái khám cũng rất cần thiết trong trường hợp chị em đã sử dụng thuốc điều trị viêm ngứa phụ khoa nhưng không thấy đỡ. Trong trường hợp này, bác sĩ cần phải kiểm tra lại kết quả chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị khác.

Điều trị cho cả bạn tình (nếu cần) và phải kiêng quan hệ tình dục

Một số viêm ngứa phụ khoa gây ra bởi bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần phải điều trị cho cả bạn tình. Quan hệ tình dục trong khi mắc bệnh phụ khoa sẽ khiến cho mầm bệnh lây truyền qua lại, viêm ngứa phụ khoa khó điều trị dứt điểm. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa chị em tốt nhất không nên quan hệ tình dục.

Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Rất nhiều chị em có quan điểm sai lầm về nguyên tắc vệ sinh vùng kín. Điều này không những là nguyên nhân gây ra viêm ngứa mà còn làm cho mầm bệnh không thể điều trị triệt để nếu không thay đổi thói quen vệ sinh sai lầm đã ăn sâu vào tiềm thức.

nguyên nhân viêm vùng kín

Nguyên tắc vệ sinh vùng kín đúng cách như sau

  • Vùng kín là khu vực nhạy cảm nên không dùng xà phòng có tính diệt khuẩn để vệ sinh.
  • Vệ sinh mỗi ngày 2 lần sáng tối bằng nước sạch hoặc bằng dung dịch vệ sinh được chỉ định.
  • Chú ý vệ sinh kinh nguyệt hàng tháng, tránh để băng vệ sinh quá 4 giờ; rửa sạch vùng kín mỗi khi thay băng vệ sinh.

Các biện pháp khác

  • Xây dựng lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn để củng cố hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái và lạc quan, kiên trì trong quá trình điều trị.
  • Tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm một lần; tốt nhất là 6 tháng một lần để tầm soát các bệnh phụ khoa.
  • Quan hệ tình dục an toàn, quan hệ chung thủy với bạn tình; vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.

Nguồn: phukhoathaiha.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *