Các điều cần lưu ý để giải quyết mâu thuẫn khi cãi vã

Chưa phân loại
Mất:5 phút, 15 giây để đọc

Mọi người thường hay nói, tình yêu nào mà không có xung đột thì chưa phải tình yêu thực sự. Đôi khi một cuộc cãi vã cũng có thể dẫn tới chia tay. Khi dẫn đến một cuộc cãi vã nguyên nhân thường do bất đồng về quan điểm, không tin tưởng lẫn nhau. Hoặc cũng có thể do tác nhân bên ngoài,… Trong tình huống ấy, các cặp đôi nếu không xử lý một cách êm đẹp thì chỉ có duy nhất một cái kết cuối cùng là chia tay. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này, các bạn cùng với Webthoisu tìm hiểu về những điều nên tránh trong các trường hợp xung đột.

Không chỉ trích

Khi đi đến một việc gì đó tồi tệ, thay vì hỏi han, giúp đỡ lẫn nhau, người ta lại tìm cách đổ lỗi cho nhau là “tại cô” hay “tại anh”. Cách xử lý là cách tiêu cực nhất. Đối phương càng cảm thấy tệ hơn, và cuộc cãi vã lại càng xấu đi. Thay vì điều này, bạn nên thể hiện cho đối phương. Để hiểu được những khúc mắc, cảm xúc của bạn khi gặp phải tình huống này bằng những lời nói nhẹ nhàng hơn. Trong tình huống, nếu họ làm sai, họ sẽ cảm thấy có lỗi và hai bên sẽ càng thấu hiểu nhau hơn.

không chỉ trích

Làm chủ lời nói của mình

Đôi khi chỉ vì tức giận khiến bạn không kìm chế được, nói ra những lời vô tâm, chỉ trích bới móc những điểm xấu của đối phương. Một khi mà bạn không thể giữ mình nổi, cần bộc phát thì chính thời điểm ấy sẽ hủy hoại bạn. Nếu bạn bộc lộ hết cảm xúc vào thời điểm ấy chính đối phương sẽ phải nhìn bạn bằng con mắt khác. Hiện diện trong họ hình ảnh xấu xí của bạn.

Tránh những suy nghĩ tiêu cực

Khi không đặt đủ điều tin tưởng lẫn nhau, họ nghi ngờ về mọi điều có thể xảy ra từ chính những suy nghĩ tiêu cực. Thực tế có thể xảy ra khác với suy nghĩ mà thâm chí là theo chiều hướng ngược. Nếu bạn cứ đinh ninh những chuyện mà người ta không làm thì đủ thấy họ không đủ cam đảm. Hoặc không muốn phân bua về những vấn đề lặp đi lặp lại từ bạn. Điều bạn cần làm là làm rõ các vấn đề khúc mắc của bạn. Tốt hơn hết là thẳng thắn với nhau tránh xảy ra sự nghi ngờ từ đối phương.

tránh suy nghĩ tiêu cực

Không coi thường đối phương

Không ai muốn mình thua kém trong mắt người yêu, đặc biệt là người con trai. Hành động hạ thấp người khác, tự cao về bản thân chính là mũi dao giết chết mối quan hệ. Có hai hướng mà đối phương sẽ suy nghĩ khi gặp phải tình huống này. Một là thất vọng về bản thân, xem mình không phù hợp với người mình yêu. Hai là cảm thấy bản thân bị xem thường, không được tôn trọng. Trong chuyện tình cảm, đừng bao giờ tự cao tự đại cho rằng mình giỏi hơn người khác. Hãy tìm cách giải quyết vấn đề một cách tích cực để cả hai cùng thấu hiểu nhau hơn.

Không cố gắng đổ lỗi

Khi xảy ra xung đột, nếu còn muốn níu giữ mối quan hệ thì đừng cố đổ lỗi cho ai. Bởi lỗi từ ai không quan trọng, mà quan trọng là sửa chữa lỗi như thế nào. Và hầu hết các trường hợp lỗi có thể bắt nguồn từ cả hai. Cho nên khi hai người cãi vã, không ai chịu nhường ai, câu chuyện sẽ đi xa hơn. Và cuối cùng là nhận được kết quả xấu nhất.

Đừng nhắc lại chuyện quá khứ

Nói về một chuyện đã cũ không phải là cách rút kinh nghiệm mà thậm chí còn làm nảy sinh cuộc cãi cọ mới. Ngay lập tức, hai người hãy thảo luận với nhau về cách giải quyết và sau đó không để bản thân chìm đắm trong nỗi buồn. Nhắc lại chuyện cũ chỉ khiến câu chuyện trở nên căng thẳng hơn. Cảm xúc bạn sẽ ngày càng tiêu cực và có thể dẫn đến chấm dứt mối quan hệ.

không nhắc chuyện quá khứ

Linh hoạt trong mọi tình huống

Linh hoạt luôn là một cách tốt trong mọi tình huống và với chuyện tình cảm cũng vậy. Khi hai bạn thảo luận về một điều gì đó, hãy nhìn nhận mọi chuyện ở nhiều khía cạnh. Và bằng cách này hay cách khác để giải quyết vấn đề. Không nên dùng đi dùng lại một cách giải quyết.

Không để câu chuyện cho người thứ 3 biết

Nếu không muốn “chuyện bé xé ra to” thì tốt nhất câu chuyện khi tranh cãi chỉ nên giữ riêng cho hai bạn, đừng để người thứ 3 xen vào sẽ rất rắc rối. Khi xảy ra xung đột, cách tốt nhất là hai người hãy lập tức xử lý nó và không để kéo dài. Việc xử lý ngay sẽ giúp tránh được việc bạn đem những bức xúc của mình kể cho bạn bè hoặc người thân – những người luôn đứng lên bênh vực bạn dù đúng, dù sai. Do đó, một người trưởng thành hãy tự xử lý câu chuyện của mình. Có vậy bạn mới có quyền giữ hay buông hạnh phúc của chính mình.

Chú ý giọng nói của bạn

Bạn có hiểu giọng nói của mình không? Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta đang nói điều gì đó một cách nhẹ nhàng với người bạn đời của mình. Nhưng thật ra lại vô cùng to tiếng, khiến họ phải khóc và tổn thương. Nếu bạn muốn giải quyết xung đột mà không làm ảnh hưởng xấu tới đối phương, hãy tránh sử dụng giọng điệu mỉa mai hoặc coi thường đối với họ. Ngoài ra, đừng giải quyết bất kì vấn đề gì qua tin nhắn. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang bị hiểu lầm qua tin nhắn văn bản, hãy gọi cho vợ/chồng của bạn và giải quyết mọi việc ngay lập tức.

Nguồn: gentracofeed.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *