Biển mây là một nơi luôn đem lại trạng thái tuyệt vời cho những người thưởng thức. Những nhiếp ảnh gia luôn phải có trong mình những bức ảnh về cảnh biển mây buổi đêm. Dân nhiếp ảnh hay mách nhau 1 vài thủ thuật giúp săn ảnh biển mây vào ban đêm. Nếu bạn mà không biết những cách này thì đây chắc chắn sẽ là 1 thiệt thòi lớn.
Vào ban ngày, biển mây là một cảnh tượng đẹp xao xuyến lòng người. Và đến tối thì cảnh tượng ấy bỗng chốc trở thành một hình ảnh ngoạn mục khiến mọi người say đắm trầm trồ. Thêm phông nền là ánh đèn thành phố lấp lánh qua những đám mây là bức number 1. Khi đi săn ảnh ở thành phố du lịch thì cảnh tượng này không phải là hiếm. Lời dặn dò là hãy chuẩn bị máy ảnh cẩn thận và ghi lại những khung cảnh lay động lòng người này nhé. Bởi vì webthoisu sẽ tặng bạn những bí kíp chụp cảnh biển mây đem đẹp lung linh này ngay bây giờ.
Sử dụng một khẩu độ hẹp
Trong đời thực, biển mây thường không có vẻ sáng như trong ảnh. Đó là lý do tại sao mọi người thường muốn chụp với khẩu độ lớn hơn để làm cho những đám mây trong sáng hơn. Tuy nhiên, chụp ở một khẩu độ rất lớn có thể làm cho những vật thể ở rìa ảnh bị mờ. Để đảm bảo những chi tiết này trông sắc nét hơn, hãy sử dụng khẩu độ hẹp.
Kết hợp tốc độ cửa trập chậm cùng độ nhạy sáng ISO thấp
Cửa trập
Tốc độ của màn trập khi đang chụp có ảnh hưởng đến khoảng thời gian mà cảm biến hình ảnh tiếp xúc với ánh sáng, từ đó sẽ quyết định khá nhiều tới chất lượng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Mặc dù điều này có thể không phải là giải pháp tốt nhất mọi lúc với nhiều người khi chụp ảnh thiếu sáng; nhưng chụp mở rộng giúp bạn có được nhiều ánh sáng hơn trong hình ảnh. Đảm bảo tiêu điểm của bạn được căn chỉnh về chủ đề ở nơi họ cần. Điều này có thể giúp cải thiện ánh sáng thấp.
Tốc độ chậm còn có tác dụng xoá đi những chuyển động không cần thiết. Tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể cũng như ánh sáng mà chúng có thể bị biến mất hoàn toàn hay một phần trong ảnh. Bạn nên bấm máy trước khi chủ thể đi vào giữa khuôn hình. Như vậy hình ảnh của phông sẽ hiển thị rõ hơn.
Độ nhạy ISO
Một cách khác để tiếp cận được phải nói đến ở đây là điều chỉnh độ nhạy sáng của máy ảnh, hay còn gọi là thiết lập thông số ISO. Thông số này được tăng lên nghĩa là máy ảnh sẽ khuếch đại tín hiệu mà cảm biến nhận được; Tín hiệu này thông báo chỉ số cảm biến tiếp xúc với ánh sáng trong biển mây.
Một độ nhạy sáng ISO rất cao dẫn đến nhiễu ảnh dễ nhận ra, điều này có thể làm cho ảnh của bạn có vẻ có chất lượng thấp hơn. Duy trì độ nhạy sáng ISO ở mức thấp, cố không cài đặt cao hơn ISO 400. Điều này cũng phụ thuộc vào thiết bị của bạn; xác định xem giới hạn của chúng về độ hạt ở ISO cao hay không. Bù độ nhạy sáng ISO thấp hơn bằng thời gian phơi sáng lâu hơn. Nếu máy ảnh của bạn có chức năng bulb timer, thì đây là tình huống mà trong đó nó sẽ trở nên hữu ích.
Sử dụng ứng dụng Canon Camera Connect để nhả màn trập từ xa
Đối với các trường hợp phơi sáng rất lâu như thế này, bạn sẽ cần có một chân máy chắc chắn và thiết bị nhả màn trập từ xa. Nếu bạn không có thiết bị nhả màn trập từ xa. Và bạn đang sử dụng một chiếc máy ảnh có Wi-Fi (tất cả các mẫu máy ảnh gần đây). Vậy thì hãy xem ứng dụng điện thoại thông minh Canon Camera Connect có một chức năng chụp live view từ xa cũng có công dụng đó.
Chạm vào nút nhả cửa trập trong chức năng chụp Live View Từ Xa trong Canon Camera Connect; sau đó bắt đầu phơi sáng. Màn hình Live View sẽ chuyển sang màu đen và hiển thị chữ “Shooting”. Chức năng tính giờ ở góc trên bên phải (màu đỏ) cho biết lượng thời gian đã qua. Nếu bạn sử dụng chức năng bulb timer, phơi sáng sẽ kết thúc sau khoảng thời gian đã cấu hình. Nếu không, chỉ cần chạm vào nút chụp để kết thúc phơi sáng.
Kết hợp một số ảnh bracket
Sự tương phản lớn giữa các vùng sáng và tối làm cho khó ghi lại màu sắc chính xác trong một tấm ảnh, do đó bạn có thể thấy có hiệu quả hơn khi chụp một số tấm bằng chức năng exposure bracketing, và sau đó kết hợp chúng thành một tấm HDR.
Kiểm soát phơi sáng bằng manual exposure bracketing
Thiết lập Auto Exposure Bracketing không khả dụng ở chế độ Bulb, do đó tôi thường chụp thủ công để có ảnh bracket. Để giữ cho khẩu độ và độ nhạy sáng ISO không đổi, tôi điều chỉnh tốc độ cửa trập để thay đổi mức phơi sáng.
Chụp ảnh định dạng RAW
RAW là một định dạng file ảnh với các dữ liệu được tiếp nhận từ cảm biến của máy ảnh, chưa qua chế biến. Đây là tùy chọn tiêu chuẩn có mặt trên các máy DSLR và máy ảnh không gương lật. Nhưng chúng ít xuất hiện trên các dòng máy ảnh compact hay các máy ảnh smartphone.
Với công việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng buổi đêm thì lời khuyên là bạn nên thiết lập file ảnh ở định dạng RAW, sau đó sử dụng các chương trình như Topaz DeNoise và DxO Optics Pro để xử lý dữ liệu hình ảnh trên máy tính. Hiệu năng hoạt động của máy tính sẽ giúp bạn làm tốt hơn công việc xử lý hình ảnh thay vì tiến hành luôn trên máy ảnh. Nhược điểm của phương pháp này là các bức ảnh định dạng RAW có kích thước rất lớn. Do đó đòi hỏi máy ảnh phải có dung lượng bộ nhớ lớn, ít nhất là 32GB.
Ngoài ra, công việc chỉnh sửa ảnh trên máy tính cũng phức tạp và mất khá nhiều thời gian. Bạn chỉ nên tiến hành chụp ảnh định dạng RAW và thực hiện các bước xử lý sau. Chỉ nên sử dụng cách chụp định dạng RAW trong trường hợp thực sự cần thiết.
Nguồn: webnhiepanh.com