Bệnh chân tay miệng và điều bạn cần biết

Chưa phân loại
Mất:7 phút, 32 giây để đọc

Chân tay miệng đã trở nên nguy hiểm và khó lường. Đặc biệt đây là căn bệnh nhắm vào đối tượng trẻ nhỏ. Các bé nhỏ do thói quan vệ sinh còn chưa hình thành. Vì vậy mà đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập quấy phá. Vậy bố mẹ cần hiểu như thế nào về chân tay miệng? Làm sao để phòng ngừa bệnh? làm sao nhận biệt con đã mắc bệnh và các cấp cứu chữa trị cho con ra sao? Đây là hàng loạt những thắc mắc và sự bối rối của bậc phụ huynh khi con mắc bệnh. Sau đây webthoisu sẽ là một số thông tin tổng hợp về bệnh cho bố mẹ tham khảo.

Khái niệm chân tay miệng

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm khá nhanh và do virus đường ruột gây nên. Bệnh này lây lan qua những tiếp xúc thông thường . Có thể là nước bọt, dịch tiết ở đường hô hấp và phân của bệnh nhân. Hệ miễn dịch của trẻ em dưới 5 tuổi chưa đạt sự hoàn thiện. Vì thế dễ mắc Bệnh tay chân miệng hơn người lớn. Thế nhưng những người trong tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành cũng có khả năng mắc bệnh. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là nhóm người dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất

Đa phần bệnh có thể tự hết sau khoảng 7 – 10 ngày. Thế nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm và kèm theo dấu hiệu bất thường thì bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng. Như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí là tử vong. Nếu như không chữa trị kịp thời hoặc dứt điểm.

Khí hậu tại nước ta có đặc trưng là nóng ẩm quanh năm thế nên tay chân miệng có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thế nhưng, giai đoạn virus tay chân miệng hoạt động mạnh nhất là từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Môi trường có khả năng lây lan cao nhất là nhà trẻ; trường mẫu giáo, khu vui chơi cho trẻ em, công viên,…

Dấu hiệu và biểu hiện khi trẻ mắc chân tay miệng

Giai đoạn đầu của bệnh chân tay miệng

  • Giai đoạn khởi phát sẽ có biểu hiện ho, chán ăn, sốt (từ 38 đến 39 độ), nhức họng, đau bụng . Thậm chí còn có cả nôn ói tương tự như cúm. Các biểu hiện này thường diễn ra từ 12 – 48 tiếng. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu lở loét trên miệng hoặc lưỡi.

  • Nổi nốt ban đỏ trên da: bên cạnh nốt loét trên miệng thì ở ngón tay; lòng bàn tay và lòng bàn chân sẽ xuất hiện nốt ban đỏ có mụn nước. Đôi khi còn xuất hiện ở mông và háng của bệnh nhân. Những nốt ban có hình bầu dục, màu xám nằm giữa với kích thước từ 2 – 5mm. Không gây đau và ngứa hoặc có đau rát nhưng ở mức nhẹ. Nốt ban và mụn nước thường xuất hiện dưới 7 ngày.

Dấu hiệu bé mắc chân tay miệng

Lưu ý rằng bố mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc con và luôn theo dõi trẻ.. Như vật trẻ sẽ không làm mụn nước bị vỡ. Và có thể ngăn việc lây bệnh cho những người xung quanh. Đây là một điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại xảy ra rất nhiều. Do vậy phụ huynh lẫn giáo viên đều cần sát sao hơn với trẻ.

Giai đoạn phát bệnh và biểu hiện

Loét miệng: trong miệng bệnh nhân sẽ có các nốt đỏ, tập trung chủ yếu ở mặt trong má, nướu từ 1 – 2 ngày ủ bệnh. Các vết loét này thường làm trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, khó ngủ,… Từ 5 – 7 ngày sau vết loét sẽ biến mất.

Khi trẻ quấy khóc kéo dài kể cả ban đêm (khoảng 15 – 20 phút trẻ thức dậy rồi quấy khóc), nôn ói, co giật, sốt cao không giảm dù cho có dùng thuốc hạ sốt, khó thở,… thì bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Nếu để lâu bệnh dễ biến chuyển sang viêm màng não, suy tim hay viêm phổi khiến sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, nôn ói, co giật,… không giảm là dấu hiệu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng

Bên cạnh các dấu hiệu trên thì tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ mà bệnh tay chân miệng còn có thêm một số dấu hiệu khác: bóng nước xen với ban hồng, hoặc chỉ nổi ban hồng mà không có bóng nước,…

Theo nghiên cứu cho thấy rằng sau khi hết bệnh, cơ thể người bệnh sẽ được miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên có nhiều trẻ bị tay chân miệng nhiều lần và trong các lần mắc bệnh sau là do chủng virus khác gây ra chứ không giống với chủng virus đã mắc trước đó.

Những các chân tay miệng lây lan cho các bé

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây truyền rất nhanh. Virus gây bệnh được truyền trực tiếp từ người sang người bằng đường miệng, nước bọt, dịch tiết từ mũi và phân của bệnh nhân.

Bệnh nhân tay chân miệng có thể phát tán virus gây bệnh ngay trong tuần đầu tiên mắc bệnh hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh. Con đường lây truyền bệnh cụ thể là:

  • Trẻ nhỏ chơi cùng và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh tay chân miệng.

  • Trẻ hít, nuốt phải dịch tiết hay nước bọt của bệnh nhân khi ăn uống chung, ho, hắt hơi và trò chuyện.

  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ mụn nước hay phân của bệnh nhân.

  • Sử dụng chung đồ chơi với trẻ em bị tay chân miệng.

Sử dụng chung đồ chơi với trẻ bị tay chân miệng rất dễ làm lây lan virus gây bệnh

  • Tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc trẻ là yếu tố làm lây lan virus tay chân miệng.

Nếu không thực hiện các biện pháp can thiệp hay điều trị kịp thời sẽ làm bệnh phát triển. Sự lây lan nhanh chóng và nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn. Trong lớp học hay khu vực nhà ở có bệnh nhân mắc tay chân miệng nhưng không được cách ly; phòng ngừa sẽ dễ lây lan cho các bé tiếp xúc gần bất kỳ lúc nào.

Phương pháp sơ cứu khi con mắc chân tay miệng

Tay chân miệng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và có khả năng tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Để có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng cho trẻ bố mẹ hãy thực hiện theo các gợi ý sau đây:

Rửa tay sạch sẽ

  • Cho trẻ súc miệng với nước muối ấm pha loãng.

  • Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nước thật nhiều. (Không nên dùng nước uống có tính acid).

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ và cắt móng tay chân thường xuyên.

  • Chuẩn bị cho trẻ thức ăn mềm, lỏng giúp trẻ dễ nuốt hơn và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng, chua, mặn,… để không làm bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Không được dùng chung thức ăn. thức uống, vật dụng cá nhân mà phải cho trẻ sử dụng đồ dùng riêng. Cách ly trẻ khỏi các trẻ khác để không làm lây lan tay chân miệng. Ngoài ra, không nên ôm, hôn con để không bị lây bệnh.

Những dụng cụ các nhân cần chuẩn bị cho trẻ khi phát hiện bé mắc bệnh

  • Khử trùng đồ chơi, đồ dùng cá nhân,… sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa chính vì vậy bố mẹ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe của con trước các tác nhân gây bệnh. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trong bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt.

Trên đây là những tổng hợp về điều bạn cần biết về chân tay miệng. Một căn bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Hãy luôn chú ý đến những biểu hiện khác lạ của con. Sớm phát hiện và điều trị bạn sẽ giúp bé giảm bớt biến chứng sau này. Hãy liên hệ bác sĩ và cơ sở y tế gần nhất để bé được quan tâm điều trị kịp thời.

Nguồn: medlatec.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *