Thời tiết ngày càng thay đổi khắc nghiệt và độ ẩm cao làm cho việc phát triển các bệnh ngoài da như ngứa, nấm, lang beng rất dễ mắc phải. Ngoài thời tiết thì việc vệ sinh nơi ở hay vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ và đảm bảo thường xuyên, cũng là nguyên nhân làm cho các bệnh ngoài da dễ xuất hiện. Nhưng nếu không điều trị kịp thời các bệnh này sẽ lan ra toàn thân và rất khó điều làm mất nhiều thời gian. Dưới đây là 7 bài thuốc trị ngứa ngoài da mà chúng tôi cho là hiệu quả và dễ tìm kiếm nhất.
Tổng hợp các loại cây trị ngứa ngoài da
Các cây thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến là lá bàng non, cây sài đất, lá đơn đỏ, lá trà xanh,… Thành phần dược tính trong các loại dược liệu này có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn khá tốt. Nếu sử dụng để trị bệnh trong thời gian dài. Sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng và kiểm soát bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng.
Sử dụng các loại thảo dược dễ kiếm xung quanh nhà để điều trị bệnh ngứa ngoài da. Đây là phương pháp rất an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả. Thành phần hóa dược bên trong các loại lá cây này sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy nhanh chóng. Làm mát da giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả chữa bệnh khá chậm. Vì vậy người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Dưới đây là 7 cây thuốc có công dụng chữa bệnh ngoài da rất tốt mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm xung quanh nhà.
Bài thuốc hay từ cây cỏ sữa
Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, cỏ sữa là loại dược liệu có vị nhạt, hơi chua và tính hàn. Khi sử dụng để điều trị bệnh sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết bên trong cơ thể. Chính vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý ngoài da như ngứa ngoài da, mề đay mẩn ngứa,…
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần tinh dầu bên trong loại dược liệu này có chứa rất nhiều hoạt chất. Có khả năng đẩy lùi tình trạng kích ứng và ngứa ngáy. Do các bệnh lý ngoài da gây ra như carvacrol, flavonoid, cymol, acid salicylic,…
Cách thực hiện:
Cách 1: Nấu nước vệ sinh da
- Lấy một nắm lá cỏ sữa tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn và tạp chất bám quanh
- Cho cỏ sữa vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 15 phút thì tắt bếp
- Đổ nước ra chậu pha cùng với nước lạnh cho nguội bớt, sử dụng để vệ sinh vùng da bị ngứa
- Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng
Cách 2: Đắp trực tiếp lên da
- Cỏ sữa đem rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất
- Sau đó cho dược liệu vào chậu ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn
- Sau 15 phút vớt ra để ráo nước, cho vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ngứa, sử dụng hỗn hợp để đắp cố định lên da
- Giữ yên như vậy trong khoảng 15 phút thì tháo ra, rửa lại với nước sạch
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt
Bài thuốc hay từ lá trà xanh
Trà xanh là loại dược liệu được rất nhiều người sử dụng. Để nấu nước uống hàng ngày với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Như chữa viêm họng, chống oxy hóa và thanh lọc cơ thể. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, thành phần dược tính bên trong trà xanh có độ kháng khuẩn kháng viêm rất cao. Thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, bong tróc…
Ngoài ra, trà xanh còn là loại dược liệu rất lành tính và an toàn đối với cơ thể. Bạn có thể sử dụng để điều trị cho rất nhiều đối tượng khác nhau kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số cách chữa bệnh ngứa ngoài da bằng lá trà xanh bạn có thể tham khảo
Cách thực hiện:
Cách 1: Uống nước lá trà xanh
- Lá trà xanh tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo
- Cho toàn bộ lá trà vào chảo sao đến khi khô lại thì tắt bếp
- Đợi cho lá trà nguội bớt thì cho vào bọc ni lông cột lại, bảo quản dùng dần
- Mỗi ngày lấy vài lá cho vào ấm hãm với khoảng 300ml nước sôi trong khoảng 15 phút
- Cho vào nước một ít nước cốt chanh và mật ong, dùng thìa khuấy đều rồi dùng để uống
Cách 2: Tắm nước lá trà xanh
- Lấy 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch bụi bẩn và tạp chất bên ngoài
- Sau 15 phút vớt lá trà ra để cho ráo nước, dùng tay vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với nước
- Đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, cho vào một ít muối biển khuấy tan hết
- Đổ nước ra chậu đợi cho nguội bớt thì sử dụng để tắm và ngâm rửa vùng da bị ngứa
- Kiên trì áp dụng cách này trong thời gian dài tình trạng ngứa ngoài da sẽ dần được cải thiện
Lá bạc hà trị bệnh ngứa ngoài da
Bạc hà là loại rau thường được dùng để chế biến thành nước uống hoặc ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày. Giúp làm tăng hương vị của món ăn. Ngoài ra, dược liệu này còn được tận dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để cải thiện các bệnh lý như ho, hôi miệng, kích thích hệ tiêu hóa,…
Bên cạnh đó, bạc hà còn có công dụng điều trị các bệnh lý ngoài da rất tốt như ngứa ngoài da, mề đay mẩn ngứa,… Trong tinh dầu bạc hà có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng làm dịu vùng da bị kích ứng. Đẩy lùi triệu chứng viêm nhiễm ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá bạc hà để điều trị bệnh ngứa ngoài da. Bằng cách nấu nước tắm hoặc đắp trực tiếp lên da. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể thực hiện theo:
Cách thực hiện:
Cách 1: Nấu nước tắm
- Lấy khoảng 1 nắm lá bạc hà tươi đem đi rửa sạch sẽ
- Cho nước vào nồi bắc lên bếp đun đến khi sôi lên, sau đó cho lá bạc hà vào nấu chung
- Đun sôi như vậy trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu hòa cùng với một ít muối biển
- Đợi cho nước nguội bớt thì sử dụng để tắm, ngâm rửa vùng da bị ngứa
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh
Cách 2: Đắp trực tiếp lên da
- Lấy vào lá bạc hà tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn
- Cho bạc hà vào cối giã nát cùng với một ít muối, sử dụng để thoa lên vùng da bị ngứa sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ
- Để yên như vậy trong khoảng 5 phút thì rửa sạch da lại với nước sạch
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau thời gian dài tình trạng ngứa ngoài da sẽ giảm hẳn
Trị bệnh ngứa ngoài da với lá đơn đỏ
Đơn đỏ còn được biết đến với cái tên khác là đơn mặt trời, đơn tía. Đây là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Nam. Để điều trị các bệnh lý gây ngứa ngáy ngoài da như viêm da cơ địa, phát ban, viêm da tiếp xúc, vảy nến,…
Đơn đỏ là dược liệu có tính hàn nên khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Đồng thời, thành phần hóa dược bên trong lá đơn đỏ còn có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Giúp làm mát gan và dịu đi những tổn thương ở bên ngoài da do bệnh lý gây ra. Bạn có thể sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh ngoài da bằng cách nấu nước uống và ngâm rửa. Dưới đây là cách thực hiện:
Cách thực hiện:
Cách 1: Nấu nước uống
- Lấy khoảng 20 gram lá đơn đỏ tươi, đem rửa sạch bụi bẩn rồi cho vào nồi đun sôi với nước
- Đun trong khoảng 30 phút trên lửa nhỏ, đợi đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp
- Chắt lấy lượng nước thu được và sử dụng để uống ngày khi còn ấm
- Áp dụng cách này 3 lần/ngày, sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt
Cách 2: Nấu nước rửa
- Lấy khoảng 100 gram lá và thân cây đơn đỏ. Đem đi rửa với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn bám quanh
- Cho toàn bộ phần dược liệu đã chuẩn bị. Bỏ vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 10 phút thì tắt bếp
- Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị ngứa
- Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt
Lá kinh giới – bài thuốc hay trị bệnh ngứa ngoài da
Kinh giới còn được biết đến với cái tên là khương giới. Đây là dược liệu có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Chính vì vậy, từ lâu chúng đã được sử dụng trong các mẹo dân gian để cải thiện các bệnh lý như ngứa ngoài da, mề đay mẩn ngứa, dị ứng,…
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong lá kinh giới có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho da. Tác dụng khử trùng sâu và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy. Như menthol racemic, d-menthol, d-limonen,… Đồng thời, thành phần vitamin dồi dào bên trong kinh giới còn có khả năng bổ sung thêm dưỡng chất. Giúp tăng cường sức đề kháng của da. Bạn có thể sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh ngứa ngoài da theo hướng dẫn dưới đây:
Cách thực hiện:
Cách 1: Chườm nóng
- Lấy một nắm lá kinh giới đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo sao vàng
- Đổ lá kinh giới ra tấm vải mỏng và sạch, đợi cho nguội bớt thì bọc lại rồi dùng để chà lên vùng da bị ngứa
- Khi lá kinh giới đã nguội bớt thì cho vào chảo sao nóng trở lại, tiếp tục sử dụng để chườm lên da
- Áp dụng cách này đều đặn khoảng 2 lần/ngày. Sau một thời gian thì triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm một cách đáng kể
Cách 2: Dùng kết hợp với rượu trắng
- Lấy khoảng 100 gram lá kinh giới tươi đem đi rửa sạch tạp chất rồi vớt ra để ráo nước
- Cho lá kinh giới vào cối giã nát, cho khoảng 150ml rượu trắng vào trộn đều
- Sử dụng hỗn hợp để thoa lên vùng da bị ngứa ngáy, sau 10 phút thì rửa sạch lại với nước ấm
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh
Lá khế
Sử dụng lá khế nấu nước tắm để điều trị các bệnh lý ngoài da. Đây là phương pháp được áp dụng từ rất lâu đời và mang lại hiệu quả tốt. Tài liệu y học cổ truyền cho biết, đây là loại dược liệu có tính hàn và vị chua. Khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Chính vì vậy, chúng rất thích hợp để điều trị các bệnh lý như ngứa ngoài da, mề đay mẩn ngứa, chàm, lang ben,…
Tắm nước lá khế
Cách tắm nước lá khế điều trị viêm da cơ địa giúp làm sạch da bị bệnh và giảm ngứa. Đồng thời, cách làm này cũng có thể người bị tổn thương da trên vùng rộng.
Chuẩn bị: 1 nắm lá khế chua
Thực hiện:
- Rửa sạch lá khế, ngâm với nước muối loãng
- Vò nát rồi cho lá khế vào nấu với khoảng 2 lít nước, để nước sôi trong 15 phút.
- Pha nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm, lá khế dùng để chà nhẹ lên vùng bị viêm da cơ địa.
- Tráng lại bằng nước sạch rồi lau khô người.
Người bệnh nên thực hiện bài thuốc này mỗi ngày 1 lần. Thời gian kéo dài bao lâu thì phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Chà xát lá khế lên vùng da bị viêm
Việc chà xát lá khế lên da cần phải được thực hiện nhẹ nhàng. Để tránh làm tổn thương những vùng da bị bệnh.
Chuẩn bị: Lá khế
Thực hiện:
- Lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh.
- Vò nát lá khế rồi xoa nhẹ lên vị trí bị viêm da cơ địa.
- Sau khoảng 15 phút thì vệ sinh lại da bằng nước ấm.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế sao nóng
Khi sao nóng là khế rồi chườm lên da sẽ giúp xoa dịu các cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra.
Cách thực hiện:
- Hái lá khế rồi rửa sạch.
- Sau khi ráo nước, cho lá khế lên chảo để sao nóng.
- Cho lá khế đã sao vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng da bị viêm.
Khi thực hiện, bệnh nhân nên chú ý không chườm khi nhiệt độ quá nóng.
Bài thuốc uống nước lá khế
Không giống các bài thuốc trên trị viêm da cơ địa ngoài da. Uống nước lá khế là cách cải thiện bệnh bên trong. Người bệnh cũng có thể áp dụng những bộ phận khác. Như vỏ cây khế, rễ hoặc hoa để làm bài thuốc này.
Chuẩn bị: Lá, vỏ cây, hoa khế
Thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên.
- Cho nguyên liệu vào ấm sắc nhỏ lửa.
- Gạn lấy 1 bát nhỏ thuốc uống ngày 2 lần.
Bệnh nhân nên kiên trì thực hiện trong khoảng 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc đắp lá khế chữa viêm da cơ địa
Chuẩn bị: Lá khế tươi
Cách làm:
- Rửa sạch lá khế rồi ngâm trong nước muối loãng.
- Vớt ra để ráo nước
- Xay nhuyễn hoặc giã lá khế cùng với muối hạt.
- Rửa sạch vùng da bị viêm rồi đắp hỗn hợp lá khế và muối lên khoảng 30 phút.
- Sau khi bỏ hỗn hợp ra thì rửa lại da bằng nước sạch và lau khô.
Trị bệnh ngứa ngoài da với lô hội
Nha đam hay còn được gọi là lô hội. Đây là loại cây được trồng khá phổ biến với mục đích làm cảnh, nấu ăn và làm thuốc chữa bệnh. Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, nha đam là dược liệu có công dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Giúp làm mát máu, nhuận tràng và thông đại tiện. Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng da bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày. Chữa mẩn ngứa, eczema. Rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa, dùng nhựa lô hội bôi phủ lên, ngày 1 lần, không rửa lại bằng nước. Làm liên tục nhiều lần đến khi lớp nhựa lô hội khô và bong ra.
Đối với những người bị bệnh ngứa ngoài da. Thành phần hóa dược bên trong nha đam sẽ có tác dụng rất tốt. Trong việc làm dịu tổn thương trên da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy viêm nhiễm do bệnh lý gây ra. Ngoài ra, thành phần polysaccharide và monosaccharide. Bên trong loại dược liệu này còn có khả năng nâng cao sức đề kháng của da, tăng khả năng chống lại tác nhân gây hại.
Cách thực hiện:
- Lấy một lá nha đam tươi đem cắt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch phần mủ trắng bên trong
- Dùng thìa cạo lấy phần gel trong suốt, sử dụng để thoa trực tiếp lên vùng da bị ngứa ngáy
- Để yên như vậy trong khoảng 15 phút, sau đó tháo ra rửa sạch da lại với nước mát
- Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh
Những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc nam
Sử dụng các loại dược liệu thông dụng để điều trị bệnh ngứa ngoài da. Đây là phương pháp rất an toàn và được nhiều người áp dụng tại nhà. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại dược liệu dễ kiếm xung quanh nhà chữa bệnh. Còn giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng có điều kiện kinh tế khác nhau.
Lưu ý để an toàn khi sử dụng
Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:
- Sử dụng các cây thuốc thông dụng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ngứa ngoài da. Chúng không thể tác động vào nguyên căn gây bệnh để cải thiện một cách triệt để. Vì vậy, người bệnh không nên sử dụng chúng thay thế cho các loại thuốc điều trị bệnh.
- Những người có cơ địa nhạy cảm có thể bị kích ứng với một số thành phần bên trong dược liệu. Vì vậy, người bệnh cần phải thử trước trên một vùng da nhỏ. Nếu sau 30 phút mà da không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn có thể dùng để điều trị bệnh.
- Sau khi sử dụng các cây thuốc trên để điều trị bệnh ngứa sa. Nếu thấy da có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn nên ngừng sử dụng và vệ sinh da sạch sẽ ngay sau đó.
- Nên chú ý vệ sinh sạch sẽ các loại dược liệu trên trước khi dùng để điều trị bệnh. Nên ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút trước khi sử dụng để sát khuẩn. Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và hóa chất độc hại còn tồn tại trên lá. Tránh để chúng tiếp xúc với da khiến da bị kích ứng và tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
- Không sử dụng các bài thuốc đắp, bài thuốc bôi từ các loại dược liệu này lên vùng da bị tổn thương. Có các vết thương hở. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học và hợp lý. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của da. Như rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn. Như thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố. Người bệnh có thể bổ sung thêm nước trái cây cho cơ thể. Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn, nước có gas, chất kích thích,… Đây là những loại thực phẩm tác động xấu đến sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Dùng các loại thảo dược thiên nhiên chữa ngứa ngoài da mang lại hiệu quả rất chậm. Vì vậy người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Hiệu quả mà phương pháp điều trị này sẽ không đồng nhất. Vì tác dụng của chúng còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy, sau một thời gian dài áp dụng mà bệnh không có chuyển biến tốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Để tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Trên đây là các cây thuốc trị ngứa ngoài da rất dễ kiếm và mang lại hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khải và sử dụng để chữa bệnh ngay tại nhà. Tốt nhất, khi gặp phải tình trạng ngứa ngoài da người bệnh vẫn nến đến gặp bác sĩ thăm khám. Xác định nguyên nhân và phối hợp điều trị chuyên khoa để đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh.
Nguồn: vpeg.vn