Ở Việt Nam việc lạm dụng quá nhiều bia rượu, hay ăn quá nhiều các thức ăn giàu đạm như tôm, cua đang ngày càng phổ biến. Điều này làm cho số lượng người mắc bệnh gút đang ngày một tăng lên, căn bệnh gây ra bởi sự chuyển hóa acid uric. Ngoài ra bệnh gút còn là do yếu tố di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm cho acid uric tăng lên gây rối loạn sinh lý nhưng không được đảo thải kịp dẫn đến bệnh gút. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian hay giúp trị bệnh gút tại nhà nhé.
Hiểu đúng về bệnh gút
Cách dùng các bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh gút tại nhà chỉ nên áp dụng khi bệnh còn ở mức độ nhẹ. Thực tế ghi nhận, nhiều bài thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng và làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý bởi đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho phác đồ từ bác sĩ.
Bệnh gút còn gọi là thống phong – một bệnh lý rối loạn chuyển hóa thường gặp hiện nay. Bệnh kích hoạt khi hàm lượng acid uric trong máu vượt mức cho phép và không thể kiểm soát. Điều này khiến cho các tinh thể muối urat lắng đọng và tích tụ trong khớp gây viêm khớp. Ngoài ra bệnh còn gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra thì người bệnh cũng có thể lựa chọn phương án điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Tiêu chí của các bài thuốc dân gian trị bệnh gút là hỗ trợ cải thiện triệu chứng và làm giảm chỉ số acid uric trong máu.
Các bài thuốc dân gian trị bệnh gút phù hợp nhất với các trường hợp bệnh mới khởi phát. Lúc này các triệu chứng mới chỉ kích hoạt ở mức độ nhẹ nên sẽ có phần dễ khắc phục.
Phân loại
Gút nguyên phát: Chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine. Gút thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai. Gút bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường về gen.
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu
Khoảng 5-20% bệnh nhân có acid uric máu cao sẽ mắc bệnh gút. Nồng độ acid uric máu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải. Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu gồm:
- Bất thường về gen.
- Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh.
- Sự thóa biến nhanh của ATP thành aid uric.
- Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine.
Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: Suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp,…). Một số yếu tố nguy cơ của bệnh gút: Nam giới tuổi trung niên hoặc nữ sau mãn kinh, uống nhiều rượu bia, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric máu kéo dài, tiền căn gia đình mắc bệnh gút, sử dụng lâu dài các thuốc làm tăng acid uric máu.
Cách chữa trị gút theo bài thuốc dân gian
Trong trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng nề thì bạn vẫn có thể sử dụng thuốc dân gian. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng sẽ không tốt bằng khi bệnh nhẹ. Và lúc này, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế phác đồ điều trị chuyên sâu.
Trị bệnh gút bằng thuốc dân gian có một số ưu điểm nổi bật như sau:
- Tương đối phù hợp với cơ địa của người Việt. Rất hiếm trường hợp phát sinh vấn đề rủi ro ngoại ý.
- Các bài thuốc đa phần ứng dụng nguồn thảo dược tự nhiên, quen thuộc và dễ kiếm.
- Có thể dễ dàng phối hợp với những giải pháp điều trị khác. Từ đó tác động toàn diện đến diễn tiến của bệnh.
- Lành tính, không chứa thành phần dễ gây mẫn cảm nên loại trừ được nguy cơ kích ứng.
- Chi phí điều trị thấp nên phù hợp với rất nhiều đối tượng người bệnh.
Bên cạnh những ưu điểm thì các bài thuốc dân gian trị bệnh gút cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế:
- Tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì
- Hiệu quả lệ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa
- Một số người bệnh vẫn phàn nàn về tính hiệu nghiệm
Tổng hợp bài thuốc dân gian trị bệnh gút
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh gút có giá trị đến tận bây giờ. Và dưới đây là 7 bài thuốc chọn lọc được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và chia sẻ:
Trị bệnh gút từ lá lốt
Lá lốt không chỉ được dùng trong ẩm thực để làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn dùng làm thuốc. Thảo dược này xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian, trong đó có bài thuốc trị bệnh gút.
Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nhẹ và tính ấm. Nó có một số công dụng nổi bật là trừ phong thấp, tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống, giữ ấm các khớp và làm mạnh gân cốt.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong lá lốt. Điển hình như Flavonoid, Alcaloid,… Chúng giúp làm giảm viêm, giảm đau nhức và kích thích sản xuất collagen để làm tăng đàn hồi mô sụn. Hơn nữa, với đặc tính tiêu độc, lợi tiểu, dùng lá lốt còn giúp hỗ trợ đào thải bớt lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Có 2 cách thực hiện đơn giản như sau:
– Cách thứ nhất: Bài thuốc uống:
- Cần chuẩn bị khoảng 15 – 30g lá lốt tươi, có thế thay thể bằng 5 – 10g lá lốt khô
- Đem lá lốt đi rửa sạch và cho vào ấm
- Đổ thêm 2 bát nước rồi đun sôi trên lửa nhỏ đến khi còn 1/2 bát
- Loại bỏ bã, uống 1 lần/ ngày vào buổi tối sau bữa ăn khoảng 20 phút
– Cách thứ 2: Bài thuốc ngâm:
- Cần chuẩn bị 30g lá lốt tươi cùng với 1 thìa muối hạt
- Lá lốt đem rửa sạch rồi thái nhỏ
- Cần đun sôi 2 lít nước rồi thả lá lốt vào đun thêm 7 – 10 phút nữa
- Thêm muối ăn vào khuấy tan rồi đổ ra thau cho nguội bớt
- Dùng nước này để ngâm vị trí khớp bị đau, thuận tiện nhất là ngâm bàn tay và bàn chân
Bài thuốc từ lá trầu không chữa bệnh gút
Trầu không cũng là một trong những thảo dược tự nhiên quen thuốc xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Trong đó có bài thuốc trị bệnh gút ở giai đoạn mới bùng phát. Tinh dầu từ lá trầu xanh có chứa nhiều thành phần hoạt chất như Chavibetol, Chavicol, Eugenol và Estragol. Đây đều là những thành phần có tác dụng giảm đau nhức do bệnh gút gây ra.
Đồng thời lá trầu không còn chứa lượng lớn polyphenol và các chất sát trùng, chống oxy hóa khác. Nhờ đó mà nó được ghi nhận là có tác dụng hỗ trợ giảm viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở các khớp.
Mặc dù chưa có được minh chứng cụ thể nhưng một số nguồn tiên cho biết, một số thành phần trong lá trầu không có khả năng thúc đẩy quá trình đào thải acid uric trong máu. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nhanh triệu chứng bệnh gút.
Có 2 cách dùng lá trầu không trị bệnh gút như sau:
– Cách thứ nhất:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem đi rửa sạch rồi vò cho hơi nát
- Cho vào ấm, thêm 1,5 lít nước rồi đun sôi trong 5 – 7 phút
- Thêm chút muối vào khuấy tan rồi đổ ra thau chờ đủ ấm
- Dùng nước này để ngâm khớp bị đau trong khoảng 15 – 20 phút
– Cách thứ 2:
- Chuẩn bị 150g lá trầu không và 1 quả dừa xiêm
- Lá trầu đem ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng sau đó thái nhuyễn
- Dừa đem chặt vát phần nắp rồi tiến hành gạn bỏ bớt đi 1 ít nước
- Tiếp đến, nhét lá trầu không vào bên trong quả dừa, đậy nắp ngâm 30 phút
- Loại bỏ bã và uống nước này vào buổi sáng khi bụng rỗng
Bài thuốc hay từ bài thuốc từ cải bẹ xanh
Dùng cải bẹ xanh cũng là một bài thuốc dân gian trị bệnh gút được chia sẻ rộng rãi. Theo y học cổ truyền, cải bẹ xanh là loại thảo dược tự nhiên có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt. Hơn nữa, nó còn có tính lợi tiểu nên có khả năng hỗ trợ thúc đẩy quá trình đào thải acid uric trong máu. Đây là yếu tố tác động rất tích cực đến quá trình kiểm soát diễn tiến bệnh gút.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đại còn ghi nhận, cải bẹ xanh chứa một số chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin rất hữu ích. Chúng có thể giúp ức chế một số loại enzyme gây sưng viêm và đau nhức ở các khớp xương.
Có 2 cách sử dụng cải bẹ xanh chữa bệnh gút như sau:
Cách thứ 1
- Chuẩn bị 100g cải bẹ xanh đem rửa sạch rồi để ráo nước
- Sau đó cắt thành từng khúc và cho vào máy xay nhuyễn cùng 200ml nước
- Lọc qua rây để lấy phần nước và chia đều thành 3 lần uống/ ngày
Cách thứ 2
- Chuẩn bị 150g cải bẹ xanh đem rửa sạch và thái thành từng khúc
- Cho vào cối giã nát cùng với 1 chút muối hạt
- Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy cho nóng
- Thấy nhiệt độ phù hợp thì dùng đắp trực tiếp lên khớp bị đau
- Dùng gạc băng lại và chờ đến khi hỗn hợp hết nóng thì tháo ra và rửa sạch
Trị bệnh gút bằng cây sói rừng
Sói rừng là loại thảo dược được các chuyên gia về YHCT và người bệnh đánh giá cao trong điều trị bệnh gút. Theo y dược học cổ truyền, cây Sói rừng có vị cay, tính bình với công dụng chính là giảm sưng đau, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, vì thế hỗ trợ điều trị gút vô cùng hiệu quả.
Cây sói rừng mặc dù là loại thảo dược mọc hoang nhưng lại được sử dụng làm vị thuốc quen thuộc trong dân gian. Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay, tính bình với nhiều tác dụng như giảm đau, tiêu độc, điều hòa miễn dịch và kháng viêm.
Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh rằng. Dịch tiết từ cây sói rừng có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Ngoài ra, loại thảo dược này còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa và đào thải acid uric trong cơ thể. Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh gút.
Có thể thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn sau:
- Cần chuẩn bị 30g rễ sói rừng tươi đem rửa sạch và để ráo
- Cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước đến khi lượng nước cạn bớt 1 nửa
- Loại bỏ bã và chia lượng nước thuốc thu được làm nhiều lần uống trong ngày
Lá tía tô giúp trị bệnh gút
Lá tía tô là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong ẩm thực người Việt. Ngoài ra, nó còn được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Không chỉ dừng lại ở chứng cảm thông thường mà lá tía tô còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gút.
Tinh dầu béo trong lá tía tô được ghi nhận là có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nhiều thành phần hoạt chất có trong rau này còn giúp ức chế enzym xanthine oxidase. Từ đó làm giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể. Hơn nữa còn giúp lợi tiểu khiến quá trình đào thải acid uric diễn ra thuận lợi hơn.
Dưới đây là 2 cách dùng lá tía tô chữa bệnh gút:
– Cách thứ nhất:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch
- Cho vào ấm rồi thêm 300ml nước sắc trên lửa nhỏ tới khi còn phân nửa
- Lọc bỏ bã và chia nước thành 2 lần uống/ ngày
– Cách thứ 2:
- Chuẩn bị 1 ít cành non cùng với lá tía tô non
- Đem rửa sạch để ráo rồi cho vào cối giã nát
- Dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp lên vùng khớp bị sưng đau do gút
- Sau nửa tiếng đồng hồ thì tháo ra và dùng nước rửa sạch
Sử dụng lá sa kê trị bệnh gút
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi lá sa kê lại được dùng làm vị thuốc chữa trị bệnh gút rất quen thuộc trong dân gian. Loại lá này được y học cổ truyền ghi nhận có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn và lợi tiểu. Nhờ đó mà hỗ trợ quá trình đào thải bớt hàm lượng acid uric trong máu và giảm sưng khớp do bệnh gút.
Ngoài ra, hàm lượng hoạt chất Polyphenol dồi dào trong lá sa kê còn đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân gút. Nó giúp ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do. Đồng thời ức chế men α-glucosidase và α-amylase – đều là các tác nhân gây bệnh gút.
Thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn sau:
- Cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 lá sa kê tươi
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm
- Thêm vào 2 lít nước rồi đun sôi trên lửa nhỏ trong vòng 7 – 10 phút
- Loại bỏ bã và chia lượng nước thuốc thu được làm nhiều lần uống trong ngày
Ứng dụng gừng trong điều trị bệnh gút
Gừng được biết đến là thảo mộc tự nhiên rất quen thuộc với đặc tính kháng viêm, giảm đau mạnh. Thực tế ghi nhận rằng, dùng gừng có thể giúp làm cải thiện các cơn đau liên quan trực tiếp đến bệnh gút.
Những công dụng tuyệt vời này của gừng là nhờ chứa hàm lượng hoạt chất ginerol rất dồi dào. Hoạt chất này ngoài khả năng hỗ trợ giảm đau thì còn giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu. Nhờ đó mà có thể thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại các khớp xương bị lắng đọng tinh thể muối urat.
Có thể dùng gừng để hỗ trợ điều trị bệnh gút theo 3 cách thông dụng dưới đây:
– Cách thứ nhất:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi khoảng 200g đem rửa sạch và cho vào cối giã nát
- Đun sôi 2 lít nước, cho gừng vào đun thêm 5 phút rồi rắc 1 thìa muối vào hòa tan
- Đổ nước ra thau chờ đến khi đủ ấm thì dùng ngâm khớp bị đau do gút
- Với cách này nên thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ
– Cách thứ 2:
- Cần chuẩn bị 3 – 5 lát mỏng gừng tươi
- Cho vào ấm rồi thêm 150ml nước sôi già vào hãm trong 15 phút
- Chia đều làm 2 lần uống/ ngày, nêm thêm mật ong để tăng hương vị, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
– Cách thứ 3:
- Chuẩn bị 200g gừng đem rửa sạch rồi băm nhuyễn
- Cho vào ấm đun sôi cùng 200ml nước trong 15 phút
- Sử dụng 1 chiếc khăn mềm nhúng trực tiếp vào nước gừng nóng
- Chườm lên khớp bị đau do bệnh gút 2 – 3 lần/ ngày
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nam trị bệnh gút
Có thể thấy rằng, các bài thuốc dân gian trị bệnh gút có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và đem đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên để nhận được kết quả tốt thì người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Chú ý trong khâu lựa chọn thảo dược tự nhiên. Cần sơ chế cẩn thận trước khi dùng.
- Các bài thuốc có tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì khi áp dụng.
- Nếu được bác sĩ kê toa thuốc thì nên hỏi kỹ trước khi áp dụng dùng kết hợp thuốc dân gian. Mặc dù lành tính nhưng nhiều bài thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Tây.
- Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà khả năng đáp ứng với từng bài thuốc dân gian là khác nhau. Trường hợp gặp phải vấn đề bất thường nên ngưng dùng và báo cho bác sĩ được biết.
- Nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Đồng thời dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh khi cơn đau kích hoạt.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin chi tiết về 7 bài thuốc dân gian chữa bệnh gút hiệu nghiệm, dễ thực hiện. Mong rằng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kiểm soát bệnh. Tốt nhất vẫn nên thăm khám và nhận tham vấn y khoa trước khi áp dụng bất cứ giải pháp điều trị nào.