Mẹo chữa viêm da cơ địa cho trẻ nhỏ bố mẹ nên tham khảo

BỆNH TRẺ EM
Mất:6 phút, 53 giây để đọc
  • Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh nếu phát hiện sớm. Do vậy là cha mẹ bạn nên nắm rõ thông tin về bệnh để bảo vệ con. Viêm da là căn bệnh trẻ dễ mắc phải. Một chút bụi bẩn hay sơ ý khi vệ sinh cũng là nguyên nhân. Thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên một số bé dó sức đề kháng kém có thể sẽ bị nặng hơn. Bạn cần tham khảo bác sĩ khi da bé xuất hiện mẩn ngứa. Sau đây web thời sự sẽ cũng cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích.

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng gây nhiều khó chịu, đau đớn. Nếu không chăm sóc tốt có thể gây sẹo vĩnh viễn, mất thẩm mỹ làn da. Điều trị và chăm sóc da cho bé tốt không những đẩy lùi bệnh mà còn phòng ngừa tái phát và biến chứng.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khởi phát do nhiều yếu tố kết hợp, đầu tiên là rối loạn miễn dịch (thường do gen di truyền) khiến khả năng tự bảo vệ của da kém đi. Làn da nhạy cảm khi gặp tác nhân gây kích ứng sẽ gây ra viêm da cơ địa. Bệnh khó điều trị dứt điểm, gần 50% trẻ đến tuổi thiếu niên và trưởng thành vẫn tái phát bệnh theo đợt và không thể điều trị dứt điểm.

Phát hiện viêm da ở trẻ

Bệnh viêm da cơ địa thường bắt đầu từ những vùng da đầu, mặt (ở trẻ sơ sinh), vùng da sau tai, cánh tay, chân,… Với trẻ lớn hơn đã biết đi, da viêm cơ địa thường xuất hiện ở quanh đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay,… Các trường hợp bệnh tiến triển nặng và lây lan, viêm da cơ địa sẽ lan khắp cơ thể.

Yếu tố khiến viêm da cơ địa diễn biến xấu và tồi tệ hơn

Vùng da tổn thương thường rất ngứa, trẻ sẽ có xu hướng đưa tay lên gãi, khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Về đêm, cơn ngứa trầm trọng hơn có thể khiến trẻ càng quấy khóc, mất ngủ. Các yếu tố sau có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn và gây tái phát trở lại sau điều trị:

  • Khô da: Độ ẩm không khí thấp do sử dụng điều hòa hoặc thời tiết khô nóng, kết hợp với dưỡng ẩm da không tốt, dùng chất tẩy rửa mạnh làm khô da,…

  • Yếu tố gây kích thích dị ứng: Lông động vật, phấn hoa, nhãn mác quần áo, bụi, cát, cỏ,…

  • Nóng: Thời tiết nóng, sử dụng lò sưởi hoặc bếp lửa, chất vải nóng không thấm mồ hôi, quần áo dày hoặc tắm nước quá nóng.

  • Vi khuẩn hoặc virus gây bệnh trên da, không những gây viêm da cơ địa mà còn gây nhiễm trùng, sưng đau.

  • Yếu tố khác: Yếu tố gây dị ứng như hóa chất, môi trường, thực phẩm,…

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ triệt để, chủ yếu vẫn là giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và tái phát. Vì thế cần hạn chế yếu tố nguy cơ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn cũng như phòng ngừa bệnh trở lại.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa cho bé

Đầu tiên cha mẹ cần biết rằng, 4 mục tiêu điều trị và chăm sóc da viêm cơ địa ở trẻ sơ sinh cần thực hiện và đạt được gồm:

  • Bảo vệ da.

  • Cải thiện tình trạng viêm, ngứa.

  • Dưỡng ẩm.

  • Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng.

Để thực hiện 4 mục tiêu này, chúng ta có những phương pháp điều trị sau:

Điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp giảm ngứa cho trẻ

Ngứa sẽ khiến trẻ gãi nhiều, gây xước xát da, lây nhiễm và tiến triển bệnh nặng hơn. Vì thế đầu tiên cần điều trị giảm ngứa bằng cách:

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn tay cho trẻ, cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi hoặc ra ngoài,…

  • Đắp ẩm, dưỡng ẩm cho vùng da tổn thương nói chung và da toàn thân nói riêng. Nên dùng dưỡng ẩm dạng mỡ sẽ lành tính hơn với da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

  • Đánh lạc sự chú ý của trẻ như chơi cùng trẻ, cho trẻ học tập, khám phá,…

  • Dùng thuốc giảm ngứa theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cung cấp dưỡng ẩm cho da

Cấp ẩm tốt cho da giúp da khỏe mạnh hơn, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh cũng như vi khuẩn, virus từ môi trường. Nên dưỡng ẩm cho bé ngay cả khi trẻ mới xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên hoặc sau khi bệnh đã hết.  Cấp ẩm cần thực hiện cho toàn bộ da cơ thể chứ không chỉ vùng da bị tổn thương. Nếu có chỉ định bôi thuốc điều trị viêm da cơ địa cho trẻ, hãy hỏi bác sĩ về thứ tự thực hiện. Một số thuốc sẽ dùng sau khi bôi kem dưỡng ẩm, 1 số thuốc bôi trước và phủ bằng kem dưỡng ẩm.

Cần tham khảo phương pháp tắm dành cho trẻ mắc viêm da cơ địa

Nếu tắm cho trẻ sử dụng nước quá nóng sẽ gây khô da và gây ngứa nhiều hơn. Nước dưới 30 độ C là phù hợp nhất, tuy nhiên nếu thời tiết lạnh và nhà bạn không đủ ấm thì nên tăng nhiệt độ nước tắm cho trẻ.  Thay vì dùng xà phòng, nên dùng sữa tắm cho trẻ để bớt khô da hơn. Việc cho trẻ ngâm mình trong bồn tắm sẽ khiến trẻ thích thú hơn, cũng giúp da được cấp ẩm tốt hơn. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ tắm tối đa 30 phút tránh gây cảm lạnh hoặc khô da.

Chú ý khi chăm sóc trẻ để giảm nhẹ bệnh

Làn da bị chịu ảnh hưởng sẽ mỏng và nhạy cảm hơn, vì thế cha mẹ cần chú ý đến cả yếu tố nhỏ nhất để hạn chế bệnh tiến triển, bảo vệ làn da cho bé tốt hơn.

Chăm sóc bé đúng cách

Chọn chất liệu vải thoáng mát dễ chịu cho da trẻ

Chất liệu quần áo phù hợp cho trẻ là vải cotton mềm mại, loại bỏ nhãn mác và giặt sạch sẽ tránh gây cọ xát vào da. Các loại áo lông có thể gây kích ứng ngứa da, nên hạn chế nếu trẻ gặp tình trạng này.

Hạn chế những sản phẩm gây kích ứng da

Chất tẩy rửa mạnh, xà phòng,… chính là tác nhân khiến da của trẻ bị viêm cơ địa nặng hơn, hãy tránh xa những yếu tố này.

Luôn đảm bảo môi trường sống của trẻ

Môi trường nhà ở, trường học,… hãy cố gắng tạo không gian thoáng mát, độ ẩm vừa đủ cả ngày lẫn đêm. Việc sử dụng lò sưởi, quạt sưởi, điều hòa,… có thể khiến không khí khô hơn, da trẻ cũng dễ bị khô nứt, viêm da hơn. Nếu việc chăm sóc điều trị tại nhà bệnh viêm da cơ địa ở trẻ không đạt hiệu quả, triệu chứng bệnh nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám y tế càng sớm càng tốt.

Như vậy, viêm da cơ địa nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Nhưng không phải quá khó để điểu trị bệnh cho con. Do vậy cha mẹ cần chú ý quan tâm đến bé nhiều hơn. Hãy điều trị ngay khi mới chớm hình thành. Khi đó sức đề kháng của con còn tốt và mầm bệnh chưa lan rộng. Bạn hãy luôn tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ để được hỗ trợ giúp đỡ.

Nguồn: medlatec.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *