Tùy theo thương hiệu, nhưng hầu hết các loại nước tăng lực đều chứa 100 đến 300 mg caffein trong mỗi lon. Lượng caffein trong 1 ly cà phê chỉ khoảng 95 mg.
Lợi ích của nước tăng lực
Nước tăng lực vốn là thức uống cần thiết giúp chúng ta tỉnh táo trong buổi chiều mệt mỏi, một chút kích thích trước khi tập luyện hoặc một giải pháp thay thế cho cà phê mỗi sáng. Với lợi thế về sự nhanh chóng, tiện lợi, cùng với hàm lượng caffein cao (có thể bằng 3 ly cà phê), nước tăng lực cho trẻ em còn đi cùng với nhiều hương vị hơn so với cà phê truyền thống. Nhưng những đồ uống tiềm ẩn nguy hiểm này đang được bán trực tiếp cho trẻ em và thanh thiếu niên, làm dấy lên nỗi lo trong lòng nhiều bậc phụ huynh.
Nước tăng lực có an toàn cho trẻ em không?
“Một số học sinh thường xuyên ngủ gật trong lớp khi không uống ít nhất 1 lon nước tăng lực vào bữa trưa. Thanh thiếu niên cũng sẵn sàng thức muộn hơn vì họ luôn có phương án dự phòng là một lon đường và cafein đậm đặc để giữ sự tỉnh táo trong ngày… trẻ em đang tiêu rất nhiều tiền vào thức uống này, dù nó không lành mạnh.
Trong khi các công ty thuốc lá và vape sẽ bị chỉ trích nặng nề khi tiếp thị cho thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên, thì các loại nước tăng lực như Monster, Rockstar, Red Bull, Celsius, vẫn chưa phải đối mặt với nhiều phản ứng dữ dội, chưa nói đến thực tế trẻ em rất dễ dàng tiếp cận thứ đồ uống này ngay trong mỗi của hàng tiện lợi.
Thành phần có trong nước tăng lực
Mặc dù số lượng khác nhau, nhưng hầu hết các loại nước tăng lực đều chứa 100 đến 300 miligam caffein trong mỗi lon. Theo báo cáo của Mayo Clinic, lượng caffein mỗi ngày được coi là an toàn đối với người lớn là 400mg. Để so sánh, một lon cola điển hình có 34 miligam và cà phê có 95 miligam.
Hiện tại các nhà khoa học cũng chưa có các nghiên cứu cụ thể về liều lượng caffein an toàn cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
“Các bác sĩ nhi khoa khuyên không nên sử dụng caffein hoàn toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi và không sử dụng nước tăng lực cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. Họ cũng đề nghị hạn chế lượng caffein ở mức 100 mg (khoảng hai lon cola) mỗi ngày cho những người từ 12 đến 18 tuổi,”
Và caffein chỉ là một phần của tảng băng chìm. Nước tăng lực cũng chứa lượng đường lớn. Hàm lượng đường trong nước tăng lực chủ yếu có trong xi-rô ngô sucrose, glucose hoặc hàm lượng đường fructose cao, cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2 cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đồ uống này cũng thường chứa các chất phụ gia nhân tạo có thể không an toàn cho cơ thể và trí não đang phát triển của trẻ em.
Rủi ro của nước tăng lực
Mặc dù thường được các bác sĩ khuyên không nên cho con trẻ sử dụng thức uống này, thì thực tế cho thấy 30% đến 50% trẻ em vẫn thường xuyên được bố mẹ chiều trong những dịp vui, hoặc thậm chí là trong bữa ăn hàng ngày như một giải pháp giúp con ngon miệng hơn. Quyết định này thường đem đến rủi ro nhiều hơn là lợi ích.
“Lượng caffeine quá cao ở trẻ em có liên quan đến việc tăng nhịp tim, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ và lo lắng, cùng với những tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ, khả năng tăng cân và các vấn đề về răng do lượng đường cao”.
Các triệu chứng của việc thường xuyên sử dụng nước tăng lực là mất nước và mất ngủ đến lo lắng và thậm chí là biến chứng tim.
Sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể cũng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Để giúp đỡ những em nhỏ bị chứng tăng động giảm tập trung, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên dành thời gian yên tĩnh để các em có thể nghỉ ngơi, đọc sách, đi bộ, thiền và cất đi các thiết bị điện tử cũng giúp bổ sung năng lượng cho não bộ, tăng cường sự tập trung và giảm lo lắng. Các em tuyệt đối không được sử dụng nước tăng lực, khi thức uống này sẽ kích thích các em vận động quá nhiều, kèm theo mệt mỏi và mất ngủ sau đó.
Cách giúp con giảm uống nước ngọt
Với những bé đã được uống nước ngọt, nước tăng lực thoải mái trước đó, bố mẹ lưu ý, không cấm các em uống nước ngọt một cách đột ngột, dẫn đến sự chống đối, lén uống nhiều khi không có sự giám sát của người lớn. Gia đình có con đã lớn hơn có thói quen uống nước ngọt cũng cần giảm số lượng, số lần uống mỗi ngày, ba mẹ cần hạn chế số lần mua. Phụ huynh tập cho trẻ uống nhiều nước lọc, cho đến khi ngưng hẳn nước ngọt. Việc “cai nghiện” đồ uống ban đầu khiến trẻ khó chịu, nhưng rồi trẻ cũng sẽ chấp nhận nếu bố mẹ kiên trì.