Tắt sóng 2G thúc đẩy sự phát triển của Smartphone giá rẻ

Chưa phân loại
Mất:7 phút, 3 giây để đọc

Mục tiêu năm 2022 các nhà mạng sẽ hoàn thành việc tắt sóng 2G trên các thiết bị di động. Do đó các hãng viễn thông, đi đầu là Viettel đã và đang thực hiện chiến dịch này. Những chiếc điện thoại sử dụng mạng 2G có thể sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước sẽ thúc đẩy mua, bán, sản xuất smartphone giá rẻ để hỗ trợ người dân chuyển đổi. Việc tắc sóng 2G sẽ giảm chi phí đáng kể cho nhiều doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại hiện nay. Việc thay đổi luôn là cần thiết, dừng công nghệ cũ thay vào đó là phát triển các công nghệ mới.

Ngừng hỗ trợ các thiết bị “cục gạch”

Theo tin tức webthoisu cập nhật, thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin – Truyền thông), hiện Việt Nam có khoảng 132 triệu thuê bao. Trong đó thuê bao 2G chiếm khoảng 50%, tương đương khoảng 65 triệu thuê bao. Mỗi nhà mạng đều đang có vài chục triệu thuê bao 2G. Có thể sử dụng với điện thoại không thông minh, được người dân thường gọi là “cục gạch”.

Hơn 2 năm trước, nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại di động đã đưa ra nhiều ý kiến “chuyển đổi” các thuê bao 2G hiện hữu. Trong đó, tựu trung có hai phương thức “tương đối độc lập” nhau về cách thực hiện. Gọi là “tương đối” vì đã có những buổi “ngồi lại với nhau” giữa các nhà mạng và nhà sản xuất nhưng đến nay chưa chốt lại phương án cuối cùng.

Các thiết bị "cục gạch" có thể sẽ biến mất

Nhiều nhà sản xuất điện thoại nhắm đến cách thực hiện dễ nhất là sản xuất những chiếc smarphone giá rẻ. Giá dao động từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng/máy, bán ở khu vực nông thôn. Có nhà sản xuất hào hứng chia sẻ: “Sẽ có những sản phẩm rẻ và tốt cho người dân nghèo”. Mong muốn là vậy, nhưng tới nay chưa thấy động tĩnh gì dù đã là tháng 4 của năm 2021.

Có nhà sản xuất liên kết với nhà mạng cho ra những chiếc smartphone giá thấp với điều kiện “Nhà mạng viễn thông phải chung lưng 50% giá thành”. Ý tưởng này có vẻ hợp lý nhất trong tình hình thị trường nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả hợp tác cuối cùng.

Sự thay đổi là cần thiết

Bộ TT&TT đã thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông, nhà sản xuất phối hợp để có smartphone giá rẻ. Cụ thể, Viettel phối hợp với VinSmart thử nghiệm chương trình chuyển đổi sang smartphone 4G của VinSmart tại 9 tỉnh, thành phố. VNPT cũng thử nghiệm cung cấp smartphone 4G thương hiệu VNPT Technology. Hiện tại triển khai cho khách hàng đang sử dụng máy 2G tại 5 tỉnh, thành phố.

Cũng có nhà mạng tiết lộ “sẽ phục hồi” dây chuyền sản xuất smartphone đã trùm mền vài năm trước” nhưng theo nhiều ý kiến từ các chuyên gia, “cách này không khả thi vì triển khai mà dễ dàng như suy nghĩ thì nhiều người đã làm từ lâu rồi”. Thực tế cho thấy, để sản xuất smartphone giá siêu rẻ có lợi nhuận thì lượng hàng phải lớn. Bên cạnh đó cần nhiều vốn, chi phí tiếp thị thấp… Vì vậy lợi nhuận của những dòng giá rẻ là không cao.

Một nhà sản xuất thương hiệu nổi tiếng toàn cầu hàng chục năm trước đã cho ra “feature phone có 4G” để gia tăng giá trị thương hiệu nhưng quan sát trên thị trường mức tiêu thụ những dòng máy này rất thấp do “không được chọt chọt” trên màn hình nhỏ chỉ 1.8–2inch. Đại diện nhà sản xuất này chia sẻ: “Hầu hết khách hàng mua feature phone 4G chỉ vì đó là chiếc điện thoại thứ 2, thứ 3 để nghe và gọi. Lượng khách này ít lắm”.

Tắt sóng 2G để nhường chỗ cho công nghệ mới

Nhiều dự án smartphone giá rẻ phát triển

Bkav đang phối hợp với các nhà mạng trong nước, để sản xuất smartphone giá rẻ. Hiện tại Bkav được xem là làm chủ được công nghệ lõi. Đồng thời Bkav nên có thể tối ưu hóa giá thành cho smartphone với giá 40 – 50 USD.

Mới đây, VinSmart (thành viên của Tập đoàn Vingroup) đã chính thức mở bán dòng smartphone mới Star 5 với 3 phiên bản khác nhau về dung lượng RAM/ROM, điều đáng nói của dòng máy này không chỉ là mức giá phổ thông mà chính là gói tặng cho khách hàng 10GB dữ liệu (DATA)/tháng kéo dài trong 18 tháng. Sự thay đổi này khiến smartphone giá rẻ phát triển hơn.

Ở góc độ của người tiêu dùng, họ được lợi rất nhiều: mua máy sẽ có ngay dung lượng dữ liệu đủ xài cho từng tháng, thời gian miễn phí dài, không lo lắng dung lượng vượt khung vì có tính năng kiểm soát trong cấu hình của máy, không phải “nhức đầu” khai lệnh mua dung lượng mỗi tháng… Ông Mạnh Hùng (Quận 1, TP.HCM) bình luận: “Mức dung lượng 10GB/tháng là khá nhiều với đa số khách hàng”. Theo lời ông Hùng, trong tháng vừa rồi, chỉ xài hết 4,75GB dữ liệu cho nhu cầu mạng xã hội, …

Khảo sát nhanh một số hệ thống bán điện thoại, giá những smartphone rẻ nhất từ khoảng 800.000 đồng. Các mẫu máy có giá dưới 1,5 triệu đều do các thương hiệu nước ngoài như iTel, Masstel hay Mobell cung cấp. Mẫu smartphone rẻ nhất của VinSmart là Vsmart Bee 3 có giá 1,39 triệu đồng.

VinSmart là tiên phong cho sự thay đổi

Không chỉ Star 5 được “đặc quyền” này mà còn nhiều đặc quyền khác. Theo thông tin từ các trang mạng thì có khả năng VinSmart sẽ nghiên cứu để đưa vSIM lên các mẫu điện thoại hãng đã và sẽ mở bán. Nếu dự định này thành hiện thực, khách hàng rất có thể sẽ được tận hưởng rất nhiều ưu đãi.

Sẽ có nhà sản xuất smartphone đi theo cách làm trên của VinSmart nhưng chưa biết lúc nào sẽ thực hiện. Bởi vì có quá nhiều việc phải thống nhất giữa các bên liên quan. Cụ thể là nhà sản xuất và nhà mạng viễn thông. Còn trước mắt, VinSmart đã bắt đầu cho chiến lược kinh doanh mới.

Vsmart đi đầu cho sự phát triển smartphone giá rẻ

Không bao trùm tham vọng sẽ thâu tóm 12 triệu thuê bao đang xài feature phone trên nền tảng mạng 2G nhưng cách làm trên sẽ giúp cho chính nhà mạng mạnh tay hơn trong việc kết thúc vai trò lịch sử của mạng 2G đúng theo kế hoạch. Về phía cơ quan chức năng là Bộ Thông tin và Truyền thông, tác động từ các nhà sản xuất và nhà mạng viễn thông trong việc đem lại nhiều quyền lợi thiết thực cho người tiêu dùng như vai trò của “đại sứ” Star 5 hiện nay, sẽ “đẩy nhanh hơn tiến độ đề án chuyển đổi số tại Việt Nam khi người dân vùng sâu, vùng xa biết cách kết nối công nghệ để gia nhập cộng đồng của thời 4.0”.

Việc thay đổi mang lại nhiều lợi ích

Lợi ích, hiệu quả mang lại cho đất nước là rất lớn. Ví dụ như đẩy nhanh chương trình chiến lược chuyển dịch số, xã hội số… Còn đối với khách hàng, khi chuyển sang dùng smartphone, họ sẽ tiếp cận được nhiều dịch vụ số hơn. Như là dịch vụ nội dung số, thanh toán số, Chính phủ số… Nhà mạng cũng đạt được lợi ích lớn khi không mất chi phí vận hành công nghệ 2G. Đồng thời có thêm băng tần phát triển 4G, tăng thêm khách hàng mới.

Do đó, việc dừng công nghệ cũ là cần thiết. Điều này giúp nhà mạng tập trung nguồn lực, dành băng tần số cho công nghệ mới. Cũng theo đánh giá của cơ quan lý, tắt sóng 2G sẽ đẩy nhanh đề án chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cũng như thúc đẩy kinh tế số, xã hội số khi người dân chuyển sang sử dụng thiết bị hỗ trợ từ 3G trở lên.

Nguồn: toquoc.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *