Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ đâu

Chưa phân loại
Mất:6 phút, 57 giây để đọc

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh đã không còn xa lạ. Đa phần khi bé sinh ra đều xuất hiện ít nhiều do thay đổi môi trường sống. Vàng da thường chia làm 2 loại: vàng da sinh lý vag vàng da bệnh lý. Với vàng da bệnh lý cần sớm được điểu trị. Trong khi đó vàng da sinh lý sẽ biến mất sau vài ngày xuất viện. Để xã định nguyên nhân dẫ đến vàng da bạn cần hiểu rõ nguồn gốc dẫn đến bệnh này. Webthoisu.com sẽ cung xấp đến bạn một số thông tin về bệnh vàng da.

Khái quát về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng dễ gặp, đặc biệt đối với các bé sinh non. Đối với vàng da sinh lý thường sẽ tự khỏi, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và không cần can thiệp gì thêm. Tuy nhiên một số trường hợp do nồng độ bilirubin tăng quá cao sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ xuât hiện vàng da như thế nào

Tình trạng vàng da xuất hiện do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng sẽ xuất hiện khi bilirubin toàn phần >7mg%, còn đối với người lớn con số sẽ là >2mg%. Phân loại dựa theo nguyên nhân có hai nhóm chính là vàng da do tăng bilirubin gián tiếp và do tăng bilirubin trực tiếp. Bạn không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu khác thường nào ở trẻ

Vàng da ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp

Vàng da sinh lý thường gặp:

Vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng có tỷ lệ mắc khoảng 25 – 50%. Chỉ xuất hiện triệu chứng vàng da đơn thuần, không có hiện tượng lách to. Nguyên nhân bởi vì gan chưa kịp thích nghi với vai trò chuyển hóa sau sinh. Ngoài ra, hầu hết các bé sinh non dưới 2.000g đều có triệu chứng vàng da. Thường xuất hiện sau 24 giờ đầu, có thể kéo dài đến 15 ngày sau và không kèm theo dấu hiệu nào khác. Lý do bởi gan của bé chưa đủ trưởng thành.

Các mức độ mắc bệnh từ nhẹ đến nặng

Vàng da do sữa mẹ gây nên

Thường xuất hiện trễ, vào khoảng ngày thứ 5 sau sinh, không có triệu chứng gan lách to kèm theo, trẻ vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt. Diễn biến bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Nếu cho bé ngưng sữa mẹ 1 – 2 ngày, triệu chứng vàng da sẽ giảm đột ngột và biến mất sau 2 ngày, nếu cho trẻ bú mẹ tiếp sẽ xuất hiện triệu chứng lại nhưng có mức độ ít hơn. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng, bé có thể tiếp tục bú sữa mẹ vì vàng da sẽ giảm dần sau 4 – 6 tuần.

Vàng da bệnh lý cần chú ý

Vàng da do tự tiêu các ổ xuất huyết trên cơ thể

xuất phát từ các ổ xuất huyết (dưới da, niêm mạc, màng não) sau khi bị phá hủy, chúng giải phóng nhiều bilirubin gián tiếp vào huyết tương gây vàng da. Nhất là khi chức năng gan chưa hoàn chỉnh, nhưng triệu chứng sẽ giảm nhanh sau khi điều trị dự phòng, hiếm có trường hợp phải thay máu.

Thiểu năng tuyến giáp khiến bé mắc chứng vàng da

10% các trẻ suy giáp bẩm sinh sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da nhiều và kéo dài. Nếu được can thiệp điều trị với hormon giáp trạng, các biểu hiện sẽ giảm nhanh chóng.

Tắc nghẽn đường tiêu hoá là một nguyên nhân

thường xuất hiện tại môn vị, tá tràng, ruột non, đại tràng. Tình trạng khiến trẻ bị hạ đường huyết và kích thích sự hoạt động tại ruột và gan dẫn đến vàng da. Có khoảng 10 – 25% trẻ bị hẹp môn vị phì đại có kèm theo triệu chứng này.

Hội chứng Crigler Najjar và hội chứng Gilbert gây nên vàng da

nguyên nhân bởi thiếu men glucuronyl transferase bẩm sinh. Đây cũng là hội chứng cần chú ý. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin nhờ các thông tin y tế. Hoặc tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ.

Vàng da do thuốc gây nên

thuốc có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở một số bệnh lý chuyển hóa (ví dụ thiếu G6PD) của hồng cầu do ức chế hoạt động của men GT (Novobiocin).

Vàng da do bệnh lý tán huyết bẩm sinh

Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền.Bệnh thiếu men chuyển hóa. Bệnh Thalassemia. Là nhưng bệnh lý có nguy cơ dẫn đến vàng da. Hãy chú ý và phòng tránh ngay từ khi mới phát hiện.

Vàng da do bất đồng nhóm máu mẹ và con

Bất đồng hệ Rhesus trong nhóm máu

trường hợp này xảy ra khi cơ thể mẹ có hồng cầu Rh (-) nhưng bé lại mang hồng cầu Rh (+). Trong thời gian thai kỳ, nhất là trong những tháng cuối hoặc lúc chuyển dạ, nếu nhau thai bị tổn thương, hồng cầu Rh(+) của bé có thể từ nhau thai đi vào máu mẹ, sinh ra một lượng kháng thể nếu đủ lớn sẽ khiến trẻ mới sinh bị vàng da, thiếu mà và gan lách to.

Bất đồng hệ ABO khiến bé vàng da

chỉ xảy ra khi hồng cầu của mẹ nhóm O, còn của bé là nhóm A hoặc B. Khi hồng cầu của con sang máu mẹ, làm kích thích hệ miễn dịch của mẹ sản xuất kháng thể IgG chống A hoặc B. Với trường hợp mẹ O, con B thường có các triệu chứng nặng hơn.

Do nhiễm trùng

Nhiễm trùng huyết từ bào thai có thể gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài các triệu chứng như vàng da, gan lách to còn có thể kèm theo viêm phúc mạc hoặc viêm màng não mủ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin trực tiếp

Là tình trạng vàng da đi kèm với sự gia tăng của bilirubin trực tiếp trong máu. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện muộn, sau 15 ngày, tiếp theo sau thời gian vàng da sinh lý. Với da màu vàng chanh, không tươi, lẫn màu xanh lá cây, kèm theo dấu hiệu nước tiểu sậm màu và phân bạc màu. Các nguyên nhân gây ra có thể như

Do suy gan: Không không dung nạp được galactose, bất dung nạp tyrosine, nhiễm trùng bẩm sinh, herpes, ECHO virus, viêm gan virus, giang mai,… Nguyên nhân trong gan: thiếu alpha 1 antitrypsin, xơ nang, tắc mật trong gan có tính gia định, bệnh nội tiết (suy giáp, suy tuyến yên), bệnh nhiễm trùng tiểu, tam nhiễm sắc thể 13, 18, 21.
Nguyên nhân ngoài gan: teo đường mật, hội chứng mật đặc, nang đường mật.

Kết luận

Các nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh xem qua có vẻ phức tạp và nghiêm trọng, nhưng nếu trẻ được can thiệp và dự phòng từ sớm có thể ngăn ngừa các diễn biến, biến chứng của bệnh. Vì vậy, để hạn chế mọi rủi ro không đáng có, mẹ nên đăng ký sinh tại những cơ sở y tế uy tín để nhận được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Trên đây là một số nguyên nhân được tìm ra với bệnh vàng da. Căn bệnh này có thể diễn biến nghiêm trọng hoặc chỉ tạm thời xuất hiện. Do vậy các bậc phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức. Hãy hiểu hơn về bệnh để bảo vệ con.

Khi phát hiện trẻ xuất hiện bất kỳ nguyên nhân nào kể trên, hãy liên hệ đến bác sĩ. Các chuyên gia y tế sẽ đưa ra lời khuyên và hỗ trợ bạn nhanh nhất. Vàng da là bệnh lý có tính nghiêm trọng và nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan khi phát hiện con mắc phải. Luôn sẵn sàng phương án dự phòng để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời có thể điều trị kịp thời khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện.

Nguồn: medlatec.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *