Âm nhạc dân tộc Chăm, nét đặc sắc cần được bảo tồn. Âm nhạc các dân tộc Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc. Mỗi dân tộc trên đất nước ta đều có một nét văn hóa, âm nhạc độc đáo riêng. Nét độc đáo này thể hiện rõ nét nhất qua các nhạc cụ và nghệ thuật diễn tấu, hát múa trong âm nhạc. Ở dân tộc Chăm, nghệ thuật hát múa là nét văn hóa đặc sắc rất cần được bảo tồn. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nét đặc sắc của âm nhạc dân tộc Chăm qua bài viết sau nhé.
Nguồn gốc âm nhạc dân gian của người Chăm
Nghệ thuật ca nhạc Chăm bao trùm lên toàn bộ những hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc này. Âm nhạc Chăm đồng diễn trong các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng và sinh hoạt dân dã. Nói đến âm nhạc, có thể chia ra nhiều hình thức hoạt động. Ví như: Âm nhạc và múa, âm nhạc với sân khấu, âm nhạc trong các phong tục tập quán và nghi thức tôn giáo…
Âm nhạc Chăm cũng là một hình thái nghệ thuật hình thành rất sớm. Bởi âm nhạc xuất phát từ ngôn ngữ như tiếng nói, tiếng ru, tiếng hú, tù và đến nhịp điệu lao động… Tất cả đều hình thành những âm điệu độc đáo của âm nhạc. Do đó, âm nhạc sớm phát triển cùng với ngôn ngữ và đời sống xã hội. Nó phát triển từ thấp lên cao, từ dân gian lên chuyên nghiệp. Đó là âm nhạc dân gian, âm nhạc tín ngưỡng, âm nhạc cung đình và âm nhạc Chăm đương đại.
Âm nhạc dân gian, nền âm nhạc bản địa mang hơi thở thời đại từ xa xưa. Nhất của ngôn ngữ Chăm cổ như: Hát giao duyên, hái hoa, ru em… Tìm về những bài dân ca cổ không có nét nhạc nào mang âm hưởng âm nhạc Ấn Độ rõ nét. Nhưng nếu nhìn lại những bài dân ca mới phát hiện gần đây ở Hữu Đức. Phan Rí. Có một số bài mang âm hưởng âm nhạc Ấn Độ rất rõ rệt.
Đa dạng về loại hình
Trong nhạc hát, nhất là vốn dân ca có nhiều hình thức như: Đồng dao, hát đố, giao duyên, hò vè, ngâm, kể… Nhưng ở người Chăm có một loại trường ca kể chuyện là Hò vãi chài. Đây là loại trường ca có tính diễn xướng sân khấu cao.
Phần nhạc sàn, đồng bào Chăm chủ yếu sử dụng là nhạc khí, gõ. Ví dụ như trống Ki-năng, Ba-ra-nưng, kèn Sa-ra-nai, đàn kéo vĩ Kơnhi… Ngoài ra, ở trung tâm văn hóa Chăm còn lưu giữ một số nhạc khí như sáo, đàn tranh. Tuy nhiên, đồng bào ít dùng. Có lẽ đây là sự du nhập từ Trung Hoa hay người Việt vào nhạc khí cổ truyền Chăm. Nói chung, những nhạc khí phổ biến là nhạc khí của người Chăm. Các nhạc khí này được quy định nghiêm khắc. Nhất là trong việc tham gia vào các hoạt động tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào.
Âm nhạc Chăm phát triển từ dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo đã thể chế hóa. Nó có luật chơi riêng cho từng hình thức ca hát, từng loại nhạc khí. Khi âm nhạc Chăm phát triển thịnh hành thì có nhiều trường ca kể chuyện bằng âm nhạc. Nó xuất hiện cùng với nghệ thuật kịch múa và sân khấu.
Những nhạc cụ đặc sắc của âm nhạc dân tộc Chăm
Trống Gineng có hình dạng giống như trống cơm của người Việt . Thân trống làm bằng gỗ lim hay trắc dài khoảng 0,7 m, được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Mặt nhỏ thường được căng da dê hay da nai đánh bằng tay không. Mặt lớn được căng da trâu đánh bằng dùi. Trống Gineng bao giờ cũng dùng đôi. Nó diễn tấu trong tư thế ngồi. Hai chiếc đặt chéo nghiêng áp sát nhau trên mặt đất, do nghệ nhân dân gian sử dụng.
Trống Baranưng vừa là nhạc cụ vừa là vật tổ linh thiêng của ông Maduen (thầy vỗ). Thân trống làm bằng gỗ đục rỗng có đường kính khoảng 0,4 mét. Một mặt trống được căng bằng da dê hay da nai và được căng bằng hệ thống dây mây với mười hai con nêm bằng gỗ. Mười hai con nêm này là bộ phận tăng giảm âm theo tùy người sử dụng.
Đặc biệt nhất trong hệ thống nhạc cụ Chăm là kèn Saranai. Đây là loại nhạc cụ có tên rất gần gũi với sarunai của người Ba Tư, surunai của người Mã Lai. Nhưng Saranai của người Chăm có nét đặc trưng riêng. Kèn Saranai có ba phần gắn liền nhau gồm phần chuôi làm bằng đồng để gắn lưỡi gà bằng lá buông. Phần thân làm bằng gỗ đục rỗng có bảy lỗ chính phía trên và một lỗ phụ phía dưới, và phần loa làm bằng gỗ quý, sừng trâu hay ngà voi đục rỗng ruột để khuếch đại âm thanh. Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về những nét đặc sắc của âm nhạc Chăm. Hy vọng các bạn có thêm một vài kiến thức bổ ích và thú vị cho bản thân mình.
Nguồn: phungduyquyen.violet.vn