Một cuộc hôn nhân đang trên đà đổ vỡ đôi khi khiến người trong cuộc cảm thấy vô cùng xót xa, tiếc nuối. Đôi khi sự ảnh hưởng của nó là rất to lớn. Thế hệ con cái cũng vô tình chịu chung sự đau khổ mà cha mẹ đã tạo ra. Trong nhiều trường hợp, người trong cuộc nhận thức khá rõ về điều này. Gác qua một bên mọi lỗi lầm, khúc mắc với đối phương. Họ sẵn sàng hàn gắn hạnh phúc gia đình.
Tuy vậy, để hàn gắn một cuộc hôn nhân đang trên đà đổ vỡ không phải là một điều dễ dàng. Đôi khi nếu giải quyết không êm đẹp, sự hàn gắn sẽ chỉ khiến cho những người trong cuộc đau khổ thêm. Hãy cùng Webthoisu tìm hiểu về vấn đề cứu vãn một cuộc hôn nhân các bạn nhé.
Làm thế nào để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình?
Từ nhiều lý do khác nhau, đa số các cặp đôi đều phải đối mặt với sự đổ vỡ. Đặc biệt, khi mối quan hệ bước sang một giai đoạn mới, đó là hôn nhân. Thì câu chuyện dường như còn có nhiều vấn đề hơn như thế nữa. Mặc dù lí do có là gì nếu hai người thực sự mong muốn được ở bên cạnh nhau suốt phần đời còn lại. Thì sẽ luôn có cách để hàn gắn cuộc hôn nhân đang trên bờ vực đổ vỡ này. Dưới đây là một số các con đường có thể giúp các cặp đôi đang phải ở trong tình trạng này.
Giải quyết vấn đề sớm nhất có thể
Sai lầm phổ biến nhất mà nhiều cặp đôi mắc phải là họ chỉ bắt đầu giải quyết vấn đề. Khi mọi thứ đã quá tệ và ngoài tầm kiểm soát. Đo đó, đôi khi đã quá muộn để cứu vãn mối quan hệ của họ. Điều đầu tiên bạn cần chú ý chính là hành động càng sớm càng tốt. Đừng đợi cho đến khi tình trạng hôn nhân của bạn đã trở nên vô vọng. Hãy làm điều gì đó ngay bây giờ, trong khi cả hai đều có niềm tin rằng mối quan hệ của bạn có thể được cứu vãn.
Khi nhận thấy điều gì đó không ổn trong cuộc hôn nhân của mình. Bạn cần phải giải quyết ngay lập tức. Điều này đòi hỏi một sự giao tiếp cởi mở và trung thực. Mặc dù đây đôi khi lại là một điều khó khăn, nhưng một mối quan hệ hạnh phúc và viên mãn đòi hỏi sự giao tiếp hiệu quả, sau đó là những hành động quan tâm thực tế đến đối phương. Nếu bạn hành động đủ sớm, sẽ là không quá khó để xoay chuyển mối quan hệ của bạn.
Nhìn nhận mọi việc theo hướng khác
Khi bạn đang tranh cãi với vợ/chồng của mình. Chín lần trong số mười lần đó bạn đang cố gắng chiến thắng cuộc nói chuyện thay vì muốn giải quyết vấn đề. Bạn có thể hoàn toàn chính xác theo quan điểm của bạn. Nhưng nếu cố gắng thắng cuộc và cuối cùng chẳng thể cảm thấy hạnh phúc, thì có ý nghĩa gì khi bạn luôn luôn đúng? Hãy tinh tế đưa được sự hóm hỉnh vào trong những tình huống khi ý kiến và tư tưởng của hai bạn đang đối đầu nhau.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của chúng ta có thể nhận thức một tình huống theo hàng trăm cách khác nhau – vì vậy việc chúng ta hiểu nhau và đồng ý về bất cứ điều gì thực sự là một điều kỳ diệu! Biết trước rằng bộ não của bạn thường hiểu sai sự việc, (cũng như ý định đằng sau chúng). Bạn có thể chọn cách nhìn nhận sự hài hước của một tình huống. Thay vì có lập trường chống đối và cố gắng chứng minh rằng bạn đúng. Sự thật là cả hai bạn đều đúng theo quan điểm của riêng mình, vì vậy hãy ưu tiên tìm hiểu những gì người ấy của bạn đang cố gắng truyền đạt.
Tìm cho mình một cố vấn hôn nhân
Thiệt hại do tranh cãi không cần thiết có thể phá vỡ mối quan hệ của bạn, khiến nó trở thành không thể sửa chữa và quay trở lại như ban đầu. Sau một cuộc tranh cãi xảy ra trong hôn nhân, cần có ít nhất ba trải nghiệm tích cực để khiến một cặp vợ chồng cảm thấy hạnh phúc trở lại. Vì vậy, điều quan trọng là ngăn ngừa các cuộc tranh cãi xảy ra.
Sử dụng một dịch vụ chuyên nghiệp để giúp cuộc hôn nhân của bạn là một bước đi thông minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng làm điều đó vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng thế giới này sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều nếu tất cả các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong hôn nhân của họ đều nhận được sự giúp đỡ phù hợp.
Bồi đắp tình cảm bằng hành động
Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu mối liên kết tình cảm không đủ mạnh. Bạn sẽ thường cảm thấy xa cách và mất kết nối với đối phương. Đây là khi lời nói và hành động thường bị hiểu sai và bất đồng. Nói chung, điều đó có nghĩa là bạn tập trung hơn vào những điều bạn không thích ở người ấy hơn là những gì bạn yêu thích và đánh giá cao ở họ. Để cải thiện sự kết về nối cảm xúc, hãy nhớ cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ và đặc biệt là giọng nói của bạn. Chính âm sắc trong giọng nói của bạn sẽ khiến người ấy phản ứng tiêu cực. Khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của họ.
Và tập trung sự chú ý của bạn vào việc tạo ra những điều tốt nhất cho cả hai. Hãy suy nghĩ về phía trước thay vì liên tục hồi tưởng lại những trải nghiệm trong quá khứ mà cả hai đều không muốn nhắc lại. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc nâng đỡ nửa kia bằng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Bạn cũng có thể chia sẻ nhiều hơn với vợ / chồng của mình. Chẳng hạn như đi chơi xa vào cuối tuần. Hoặc đi nghỉ cùng nhau, có những buổi tối hẹn hò thường xuyên và chia sẻ những ước mơ của bạn cho tương lai.
Những lý do nào đưa đến cuộc hôn nhân đổ vỡ?
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Đó có thể là những nguyên nhân chủ quan từ phía hai vợ chồng hoặc những nguyên nhân khách quan do sự tác động từ những yếu tố bên ngoài khác.
- Ngoại tình.
- Bạo lực gia đình.
- Vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau.
- Thiếu sự chia sẻ trong gia đình.
- Kết hôn khi còn quá trẻ.
- Không tin tưởng nhau, ghen tuông quá đà
- Áp lực trong đời sống vợ chồng.
- Vấn đề chăn gối không hòa hợp.
Nguồn: vov.vn