Mãn kinh là thời kỳ sinh lý bình thường của phụ nữ. Khi một phụ nữ trên 50 tuổi, nó được gọi là mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh bắt đầu sau kỳ kinh cuối cùng, nhưng sau 12 tháng, người phụ nữ không có kinh. Độ tuổi trung bình của một phụ nữ khi mãn kinh là 51 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ ở giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh, nghĩa là quá trình này diễn ra khi còn rất trẻ. Điều này có thể xảy ra một cách tự nhiên do di truyền hoặc không rõ lý do, hoặc kết quả của việc cắt bỏ vòi trứng … Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu thời kỳ mãn kinh xảy ra sớm hơn. Mãn kinh sớm có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây. Mãn kinh sớm có gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em phụ nữ như thế nào ?
Tìm hiểu chung về mãn kinh sớm
Thông thường, ở độ tuổi 30 trong cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu xảy những thay đổi nhỏ từ từ. Đến tuổi sau 45, sự thay đổi này dần trở nên rõ ràng hơn. Lượng estrogen trong cơ thể đã giảm mạnh. Điều này làm dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài và dây dưa. Cùng với đó là các triệu chứng nóng trong người, đổ mồ hôi, rối loạn vận mạch, tăng cân, vv. Và ở tuổi từ 50-55 thì phụ nữ thực sự mãn kinh; quá trình rụng trứng sẽ được dừng lại vĩnh viễn.
Tuy nhiên, có những phụ nữ chưa đến 40 tuổi mà buồng trứng đã ngừng hoạt động. Hay có các dấu hiệu mãn kinh khi tuổi còn trẻ; hiện tượng này được gọi là mãn kinh sớm. Tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ có ít estrogen bẩm sinh; (có thể do di truyền hay mắc một số bệnh như turner). Hay ở những phụ nữ có các thói quen sinh hoạt không lành mạnh: (hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng phiền muộn,…). Hoặc mắc một số bệnh liên quan đến hệ thống sinh sản (ung thư tử cung, u xơ tử cung,…)
Mãn kinh sớm gây nguy hiểm gì không?
Do sự suy giảm estrogen, đặc biệt là suy giảm sớm. Những phụ nữ bị mãn kinh sớm phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe khi ở độ tuổi còn trẻ.
Vô sinh
Mãn kinh là khi buồng trứng đã ngừng rụng trứng vĩnh viễn. Điều này nếu xảy ra ở độ tuổi sinh đẻ thì bạn sẽ không thể có thai được nữa. Nếu muốn có con chỉ có thể bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Các bệnh về xương khớp. Estrogen suy giảm làm giảm mật độ canxi trong xương. Hậu quả để lại là một loạt bệnh liên quan đến xương khớp, như: loãng xương, viêm khớp, giòn xương, đau nhức khớp tay chân,…
Xuống sắc
Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ nhanh chóng xuống sắc một cách nhanh chóng: Da xuất hiện nếp nhăn, đồi mồi; ngực chảy xệ; tăng cân; tóc rụng, xơ cứng, bạc màu; đuôi mắt xuất hiện các vết chân chim; vv.
Nhu cầu sinh lý giảm
Do suy giảm estrogen, nhu cầu sinh lý của bạn giảm mạnh, đồng thời tình trạng khô hạn cũng làm bạn cảm thấy sợ hãi khi sinh hoạt vợ chồng.
Các bệnh về tim mạch
Theo một báo cáo khoa học được trình bày tại hội nghị nội tiết ở San Diego (Mỹ), những người phụ nữ bị mãn kinh sớm có nguy cơ bị tim mạch cao gấp đôi những phụ nữ mãn kinh đúng tuổi.
Ung thư cổ tử cung.
Những phụ nữ bị mãn kinh sớm có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung gấp 6-8 lần so với những phụ nữ mãn kinh đúng tuổi
Ngoài ra, mãn kinh sớm cũng làm bạn đối mặt với một loạt các bệnh khác như: Huyết áp cao, căng thẳng, tinh thần sa sút, hay cáu gắt, không kiểm soát được bản thân, mất bình tĩnh, mất ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi, rối loạn thần kinh thực vật.
Không chỉ là mối đe dọa sức khỏe, việc thay đổi tâm lý khi bị mãn kinh sớm còn làm ảnh hướng tới các mối quan hệ xã hội của bạn. Đặc biệt trong môi trường làm việc – nơi mà sự nhã nhặn, hòa nhã là yêu cầu thiết yếu để hợp tác.
Phải làm gì khi bị mãn kinh sớm?
Nếu nhận thấy mình đã bắt đầu có các triệu chứng mãn kinh sớm. Bạn nên đi khám để được các bác sĩ xem xét và chẩn đoán chính xác. Mãn kinh sớm là quá trình diễn ra từ từ nên không có xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác. Bác sĩ cần xem xét nhiều vấn đề để đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bạn.
Để điều trị mãn kinh sớm, hiện nay phương pháp chủ yếu là liệu pháp hormon thay thế (HRT). Đây là phương pháp bổ sung hormone thiếu trong cơ thể bằng hormone ngoài. Thời gian điều trị thường kéo dài 2-5 năm. Bởi khi điều trị bằng phương pháp này, các triệu chứng mãn kinh sớm giảm đi nhanh chóng; nhưng cũng dễ tái phát trở lại.
Phương pháp này cho hiệu quả nhanh; nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra rất nhiều những tác dụng phụ nguy hiểm. Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến túi mật, thận, bệnh tim, ung thư, đặc biệt là ung thư vú).
Sử dụng phytoestrogen cũng là một cách chữa mãn kinh sớm đang được chú ý hiện nay. Phytoestrogen là hoạt chất có từ thực vật. Nhưng có tính chất tương tự như estrogen nội sinh. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ra tác dụng phụ trực tiếp. Không gây ra các nguy cơ có hại nào với cơ thể. Cho đến nay, đậu nành được xem là nguồn cung cấp chính các phytoestrogen. Trong đậu nành có chứa một lương lớn isoflavone, trong đó hạt đậu và bột đậu chứa hàm lượng cao nhất (1400–1530 mg/kg và 1310–1980 mg/kg).
Lời khuyên
Điều trị mãn kinh sớm cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bởi nếu bổ sung thiếu thì không thể điều trị dứt điểm còn bổ sung thừa thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó, để góp phần điều trị thành công; bạn cần sắp xếp cho mình một chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý.
Mãn kinh sớm không chỉ làm chấm dứt sớm tuổi thanh xuân, hạnh phúc của phụ nữ. Nó còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, mãn kinh sớm là vấn đề sức khỏe rất đáng để quan tâm. Ngay từ bây giờ, chị em hãy chủ động phòng mãn kinh sớm cho chính mình. Còn nếu thấy mình đã có các triệu chứng, chị em nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không được tự ý bổ sung hormone tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: mankinh.org