Hiện tại, lúa ST24 chỉ còn 6000 vnđ/kg mà thôi. Đã bị tụt mất 1000 đồng bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là bởi vì sản lượng lúa khá nhiều. Cũng là bởi vì giống lúa đã bị trộn. Ngoài ST24 thì các loại lúa gạo khác cũng có mức giá tụt dần. Không chỉ mặt hàng này của Việt Nam mà ngay cả gạo Ấn Độ cũng có chung dấu hiệu này. Đây là một giống lúa khá dễ chăm sóc bởi chịu mặn tốt. Khả năng kháng bệnh của ST24 cũng rất cao. Chính bởi vậy mà không quá khó hiểu khi mà sản lượng lúa nhiều. Vậy thì chúng ta có thêm 1 lý do nữa là đầu ra không đảm bảo.
Giống lúa ST24
Giống lúa đặc sản ST24 có khả năng kháng bệnh tốt, hợp thời tiết. Chúng chịu mặn nên không phải xịt sâu rầy nhiều. Đặc biệt là vỏ mỏng nên sương xuống hay mưa cũng nhanh ráo hơn. Nếu tham gia hợp tác xã hoặc hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp, nông dân còn được hỗ trợ vốn mua giống từ đầu mùa. Còn được tư vấn về kỹ thuật canh tác theo đúng đặc thù của giống lúa và thổ nhưỡng…. Cũng nhờ những yếu tố này, năng suất lúa vụ hè thu đạt mức kỳ vọng. Từ 800 kg đến 1 tấn/công lớn.
Tuy nhiên, do ST24 là mặt hàng Việt Nam có chất lượng cao, lại mới chỉ được đưa vào trồng cách đây vài vụ. Cho nên phải có đầu ra chắc chắn người nông dân mới mạnh dạn xuống giống.
Theo ông Nguyễn Chánh Trung – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long, việc tìm đầu ra luôn là trăn trở của người trồng lúa mỗi mùa gặt. Nông dân cần đầu ra ổn định. Doanh nghiệp cần vùng nguyên liệu chất lượng cao. Qua đó để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giải pháp hiệu quả để giải quyết 2 bài toán trên là nông dân cần liên kết với nhau. Và phải liên kết sâu với doanh nghiệp. Như vậy mới sản xuất và tiêu thụ theo mô hình cánh đồng mẫu lớn được. Doanh nghiệp sẽ bao tiêu cho nông dân.
Lúa ST24 tụt giá mạnh
Sáng 15/4, nhiều nông dân thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) có ruộng ở khu vực giáp ranh thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã không bán lúa ST24 cho “cò” và thương lái vì giá loại nông sản này chỉ còn 6.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với nửa tháng trước. Nông dân cho rằng bán lúa với giá này sẽ không thu nhiều lãi, nên thuê ghe chở về nhà phơi trữ lại, chờ giá cao. “Chỗ nào ghe lớn hoặc xe tải vào được thì thương lái mua lúa ST24 giá 6.200 đồng/kg. Những cánh đồng xa, vận chuyển khó khăn thương lái mua ép giá xuống còn 6.000 đồng/kg hoặc không mua”, một nông dân nói.
Ông Hồ Quang Cua, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, là cha đẻ của giống lúa ST24 và ST25 cho rằng thị trường xuất khẩu gạo gặp khó khăn đột xuất nên một số giống lúa nông dân sản xuất ra bị dội chợ, khó bán. Theo ông Cua, mỗi khi lúa dội chợ đều xảy ra chuyện thương lái “bẻ kèo” nông dân. Ông lý giải việc doanh nghiệp từ chối mua lúa do các lò sấy đã đầy lúa và khu dự trữ không còn chỗ trống nên lực bất tòng tâm.
Đầu ra không còn đảm bảo
“Mấy ông ‘cò’ tự làm giống nên lộn tùm lum cũng là nguyên nhân thương lái ngại mua. Lúa chín rộ nhưng nông dân không dám cắt vì không có ai mua. ‘Cò’ đầu tư giống cho nông dân nhưng thấy khó bán quá nên bỏ”, ông Cua chia sẻ.
Vị Anh hùng Lao động được vinh danh từ cây lúa đã có hàng chục năm gắn bó với nông dân thấy rằng nông dân ít tiền nên nhận lúa giống không thuần và phân kém chất lượng của “cò” để sản xuất. Điều này cho thấy đã có sự nhất trí của nông dân với “cò” ngay từ đầu vụ nhưng đến cuối vụ nông dân lại bị “cò” ép giá khi lúa gặp cảnh dội chợ.
Theo ông Cua, các ngành, các cấp phải khuyến cáo nông dân chọn giống có thương hiệu để sản xuất. Tuy nhiên, vụ Đông Xuân này diện tích ST24 lớn quá, như thị xã Ngã Năm dự kiến trên 8.000 ha nhưng nông dân xuống giống đến 12.000 ha.
Ảnh hưởng của “cò”
“Khi lúa quá nhiều thì thương lái mua có sự chọn lọc. Vì vậy, những nông dân bị thương lái bỏ là trồng những giống lúa do ‘cò’ làm, lẫn lộn giống khác. Tôi thấy nông dân bây giờ khuyến cáo nhưng họ không nghe”, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đánh giá.
Điều khiến cha đẻ của giống lúa ST24, ST25 (cho ra hạt gạo lần lượt đoạt giải nhất, nhì và ba thế giới) băn khoăn nhất là tỉnh Sóc Trăng có chủ trương trồng lúa thơm đặc sản 80% diện tích. Ông Cua cho rằng trồng nhiều như thế này là nguy hiểm, lo cho nông dân gặp cảnh tiêu thụ khó vì tỉnh này không có doanh nghiệp lớn chuyên xuất khẩu gạo thơm ST24.
Nguồn: Ndh.vn