Xuất khẩu tôm Cà Mau đang có các dấu hiệu tích cực

Chưa phân loại
Mất:5 phút, 32 giây để đọc

Xuất khẩu tôm tại Cà Mau đạt kim ngạch 163 triệu đô. So với cùng kỳ của năm ngoái thì tăng tới 6%. Đây là một tín hiệu tốt cho kinh tế xuất khẩu hàng Việt Nam. Đặc biệt là ngành tôm đang có triển vọng lớn. Trong thời gian dịch bệnh đang được kiểm soát thì đây là điều đáng mừng. Thủy sản nói chung cũng đang có nhiều dấu hiệu tích cực. Từ cuối năm 2020 cho tới nay thì kim ngạch xuất khẩu cá tra đang tăng lên rất nhiều. Mặc dù so với năm 2019 thì có thể cá tra xuất khẩu sẽ giảm khoảng 20%. Thế nhưng dự tính cả năm thì sẽ đạt tới trên 1,5 tỷ usd.

Tình trạng xuất khẩu tôm

Tình hình xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay của tỉnh Cà Mau khả quan hơn cùng kỳ năm trước. Nhất là khi tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế tốt. Các hiệp định thương mại có hiệu lực đã kích cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Đó vẫn là rào cản cho xuất khẩu tôm Cà Mau.

Tình trạng xuất khẩu tôm

Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD. Tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu khả quan hơn là do khoảng thời gian này dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh. Trên thế giới, nhiều thị trường đóng cửa. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do nước ta tham gia như CPTPP, EVFTA, UKVFTA,… đã giúp doanh nghiệp dễ mở rộng thị trường hơn.

Ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Cà Mau nhìn nhận. Xuất khẩu tôm có triển vọng nhờ vào yếu tố khách quan. Đó là Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã từng bước đẩy lùi và dần kiểm soát dịch Covid-19. “Việc mua bán, vận chuyển hàng hóa của nước ta và các nước thuận lợi hơn. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Cà Mau có tiến triển. Nhiều khởi sắc hơn so với cùng kỳ. Mặc khác, nước ta đã đạt được các thỏa thuận và ký hiệp định thương mại với nhiều nước. Đặc biệt là hiệp định thương mại ký với Liên minh châu Âu”. Ông Chung chỉ ra.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sang châu Âu tăng 154%. Sang Canada tăng 14,%. Và sang Australia tăng khoảng 40%. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, thời gian tới tình hình xuất khẩu nói chung, xuất khẩu tôm nói riêng vẫn đối diện những khó khăn.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Đặc biệt, thời gian gần đây các thị trường nhập khẩu nông, thủy sản của Việt Nam liên tục đưa ra những thay đổi. Nhất là trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho xuất khẩu nhóm hàng thủy sản. Cụ thể, Trung Quốc đã thay đổi quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu. Hàn Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận. Chứng minh sản phẩm không nhiễm virus viêm gan tụy hoại tử, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính…

Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 ở một số nước, vùng lãnh thổ vẫn còn phức tạp. Như tại châu Âu, nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Pháp và Italy rất khó khăn. Họ tiếp tục phải gia hạn lệnh phong tỏa trước sự lây lan của dịch Covid-19. Diễn biến này có thể khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác.

Các kế hoạch được đưa ra

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Cường cho biết, châu Âu đang trong dịch nên nhiều nước đóng cửa nhập khẩu như Pháp đang phong tỏa cả nước, Canada cũng vậy. “Tình hình dịch tại các quốc gia còn phức tạp, nhiều nước không nhập hàng nên tiến độ xuất khẩu đang chậm lại. Xuất khẩu đối với thị trường châu Á thời gian này có phần khởi sắc hơn”, ông Tuấn cho hay.

Các kế hoạch được đưa ra

Với những thuận lợi và khó khăn trong thời gian vừa qua, Sở Công Thương cùng các ngành, đơn vị liên quan đã tham mưu để UBND tỉnh Cà Mau ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Vào cuối tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, hướng tới xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD trong năm nay.

Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu tích cực

XK tôm tăng trưởng 2 con số từ tháng 6 và tăng mạnh 25% trong tháng 9 và tháng 10, sang tháng 11 tiếp tục tăng 28% đạt 395 triệu USD. Tính đến hết tháng 11/2020, XK tôm đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Với mức duy trì tốt như hiện nay, XK tôm năm 2020 dự kiến đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. Do dịch Covid vẫn căng thẳng trên thế giới nên xu hướng tiêu thụ tại các thị trường vẫn tập trung vào tôm chân trắng, size cỡ nhỏ cho phân khúc bán lẻ.

Do vậy, XK tôm chân trắng chiếm 72% giá trị XK tôm trong năm nay, ước đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2020, trong khi tôm sú chỉ đạt 616 triệu USD, chiếm 16% và tôm biển chiếm 12% đạt 462 triệu USD. XK cá tra giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 9 với mức giảm từ 17 – 35% so với cùng kỳ năm 2019. Từ tháng 10, giá cá tra XK khả quan hơn, kim ngạch XK tăng mạnh so với những tháng trước, và so với cùng kỳ mức sụt giảm chỉ còn 5%, sang tháng 11 giảm nhẹ 4% đạt khoảng 168 triệu USD. Lũy kế đến cuối tháng 11/2020, XK cá tra đạt 1,34 tỷ USD, giảm 24%. Ước tính XK cá tra cả năm sẽ đạt khoảng 1,54 tỷ USD, giảm 23% so với năm 2019.

Nguồn: Ndh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *